Cổng nhà bình yên…
Trong giấc mơ đan xen những mảng màu ký ức, tôi ngỡ như chân mình vừa khẽ khàng bước qua bậc thềm của cánh cổng đơn sơ, trở về vun vén bao yêu thương bình dị nơi quê nhà yêu dấu.
Đêm nay, tự dưng lòng lại nhớ cánh cổng nhà mình, bước qua đó là ta có thể rũ bỏ bao tất bật ngoài kia mà về an yên trong vòng tay cha mẹ. Cánh cổng được ghép lại từ những thanh tre cũ, được cột chặt bằng từng sợi lạt dẻo dai. Ba đã tỉ mẩn dựng nên bằng bàn tay khéo léo, bàn tay hằn lên nhiều vết sần chai của nắng mưa nhọc nhằn…
Thấm đẫm hồn quê dung dị
Nhớ giàn hoa giấy rập rờn cánh mỏng trước cổng nhà mình. Hoa giấy mong manh, khẽ rung rinh giữa làn gió nhẹ nhàng, vừa rực rỡ với sắc hồng, sắc đỏ rạng ngời trong nắng, lại vừa mộng mơ với sắc tím man mác buồn. Dọc hai bên con đường nhỏ dẫn từ cổng vào nhà, chị đã khéo léo vun lên từng ô đất để trồng hoa. Mỗi lần đi ngang qua, bước chân tôi dường như chậm lại, lòng xuyến xao ngắm nhìn những cánh hoa mà nhớ về thời thơ ấu. Đôi lúc tôi ước giá như mình bé lại, được nằm xuống thảm cỏ xanh rì, dang cả chân tay ra mà mơ mộng nhìn trời mây lãng đãng. Vu vơ nhẩm lời một bài hát quen, rồi chìm vào giấc mộng ngọt ngào trong hương hoa dịu dàng phảng phất…
Chiếc cổng khiêm nhường chẳng phải cổng sắt rào cao bề thế, mà là cánh cổng tre đơn sơ chỉ cần đẩy nhẹ để mở vào, mỗi lần nhớ về tôi đều thấy bình yên. Bình yên bởi nó mộc mạc và thấm đẫm hồn quê dung dị. Bởi mở cánh cổng ra là bước chân mình đã tìm về nơi mà ta thuộc về, cho thoả thuê nỗi nhớ, thôi khắc khoải đợi chờ. Về múc gầu nước giếng mát lành mà rửa sạch những bụi bặm cuộc đời. Về cùng mẹ nhóm lên bếp lửa, nấu bữa cơm quê đạm bạc mà ấm nồng tình yêu thương. Rồi vác cuốc theo bước chân cha ra đồng, gieo hạt thóc vàng cho mùa sau no ấm…
Lưu giữ khoảng trời ký ức tuổi thơ
Cánh cổng ấy đã gắn bó với tôi qua bao mùa mưa nắng, cùng tôi lưu giữ cả khoảng trời ký ức tuổi thơ lung linh sắc màu. Nhớ những sớm mai khi trời vừa hửng nắng, từ phía cổng nhà đã vang lên tiếng gọi í ới của đám bạn rủ tôi cùng đi học. Nhớ những lần chờ mẹ đi chợ về, mong quà bánh mẹ cho mà nôn nao chạy ra tận cổng. Rồi một ngày cánh cổng ấy mở ra, để bước chân tôi được đến với những chân trời mơ ước, mang theo bên mình bao khát khao tuổi trẻ. Để một chiều thấy mình lạc lõng nơi xứ người xa lạ, bất chợt khoé mắt lại rưng rưng. Cánh cổng bao dung như lòng mẹ lại rộng mở đón bước chân tôi trở về. Đứng trước cánh cổng nhà mình, xa xót nghĩ về những vất vả của mẹ cha, nhớ ngày đầu tiên khăn gói lên thành phố trọ học, lòng tự dưng chùng xuống nghẹn ngào. Nơi cánh cổng có giàn hoa giấy bình dị ấy, ánh mắt mẹ vẫn nhìn ra mà ngày đêm trông ngóng đứa con trở về…
Cố chèo chống để vượt qua bao ghềnh thác cuộc đời, lúc vấp ngã chỉ muốn tìm về hơi ấm sau cánh cổng bình yên. Ở nơi thị thành tấp nập, tôi chỉ thấy những chiếc cổng làm từ bê tông sắt thép, suốt ngày im lìm đóng chặt. Không biết phía sau cánh cổng ấy là gì, một gia đình hạnh phúc ấm êm, hay đã nguội lạnh, chẳng còn mặn mà như lúc trước? Chỉ biết lòng dâng lên một nỗi buồn hoang hoải, miên man nỗi nhớ quê nhà da diết khôn nguôi…
Và cánh cổng bình dị vẫn lặng lẽ ở đó, nâng bước chân tôi về với cổ tích dịu hiền, với vòng tay che chở ấm áp của mẹ, với cội nguồn yêu thương…
Trần Thiên
- Tất bật nghề hấp cá, phơi khô ở Quảng Trị
- Huyện Mù Căng Chải phát động Lễ trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024
- Quảng Bình: Độc đáo tục lấy lửa đêm 30 Tết ở làng bích họa
- Làng hoa đào Nhật Tân những ngày giáp Tết Giáp Thìn
- Kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện Mường Chà
- Nông dân Hà Giang làm giàu từ cây Giang
- Nâng cao kỹ năng chuyển đổi số cho Tổ công nghệ số cộng đồng ở Hải Dương
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ