Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị: Vượt khó đồng hành cùng bà con nông dân
Đảm bảo nước tưới cho mùa vụ
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn nhiều khó khăn ở miền Trung, trong bối cảnh thời tiết và thiên tai có diễn biến phức tạp, nhưng Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị đã luôn vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hiện Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị đang quản lý 16 hồ chứa (trong đó có 13 hồ lớn, 2 hồ vừa và 1 hồ nhỏ); 2 đập dâng (đập dâng Nam Thạch Hãn có lưu lượng tưới 32m3/s và đập Sa Lung có lưu lượng tưới 1,02m3/s); có 29 trạm bơm tổng công suất máy 2.000KW; 9 hệ thống cống, đập ngăn mặn và 700km kênh (Kênh cấp I và kênh cấp II); tổng vốn tài sản Công ty quản lý là trên 1.600 tỷ đồng; đảm bảo phục vụ nước tưới cho 32.719ha đất sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc bảo đảm cung cấp nước tưới; bảo vệ, bảo đảm an toàn cho công trình luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của công ty.
Ý thức được tầm quan trọng này nên tập thể cán bộ Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị đã luôn chú trọng công tác phối hợp giữa các phòng, ban, xí nghiệp; thực hiện thường xuyên, liên tục công tác kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước và sau mùa mưa bão theo quy định.
Công tác bảo dưỡng các thiết bị cơ khí thuộc hệ thống trạm bơm, hệ thống cống được quan tâm đặc biệt, đều được tiến hành vào trước và sau mùa mưa; sau đó tiến hành kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu công việc thực hiện. Đối với những hư hỏng đột xuất do thiên tai gây ra đều đã được Công ty xử lý kịp thời và đảm bảo an toàn công trình.
Trước mỗi mùa vụ, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị; các địa phương để nắm bắt được lịch sản xuất, từ đó đã lên phương án điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm đảm bảo cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được giao phục vụ không bị thiếu nước để sản xuất.
Bên cạnh đó, Công ty luôn nhận được sự quan tâm chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan. Đặc biệt, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công nhân viên và người lao động luôn đoàn kết, thống nhất, nhiệt tình công tác, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Đảm bảo an toàn trong mùa mưa, lũ
Quảng Trị là địa phương hay bị thiên tai mưa bão, lũ lụt chính vì vậy việc đảm bảo an toàn cho các công trình thuỷ lợi, hồ, đập chứa là vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu. Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, xí nghiệp chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão với phương châm “bốn tại chỗ”.
Tổ chức và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị, Ban phòng chống lụt bão tỉnh… thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình mưa bão, cập nhật thường xuyên thông tin về mực nước, lượng nước đến hồ và các bản tin dự báo.
Qua đó cùng các phòng, ban, xí nghiệp đã vận hành, điều tiết hồ chứa phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt. Đối với các công trình xung yếu, đã tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến công trình, sẵn sàng lên phương án bảo đảm an toàn công trình, bố trí cán bộ, phương tiện trực 24/24 giờ.
Đối với một số công trình phải yêu cầu xả lũ, công ty đã chủ động điều tiết lũ và xả với lưu lượng phù hợp vừa đảm bảo an toàn cho công trình và cũng giảm thiểu thiệt hại cho dân cư vùng hạ du.
Chính nhờ chủ động trong công tác bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa lũ nên những công trình huỷ lợi, hồ đập do Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị thời gian qua đã luôn quản lý tốt, đảm bảo đảm an toàn tuyệt đối, phát huy được hiệu quả.
Còn nhiều khó khăn
Song bên cạnh đó Công ty cũng gặp không ít khó khăn do sự biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết diễn biến trái với quy luật, hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra; diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, người dân ít mặn mà với đồng ruộng, giá thủy lợi phí từ năm 2012 đến nay không được điều chỉnh phù hợp; các công trình trạm bơm, thuỷ lợi nội đồng đang xuống cấp nghiêm trọng do đã đưa vào sử dụng 30-40 năm; tiền lương của người lao động, tiền điện để vận hành các trạm bơm đều đã tăng.
Đối với các công trình thuỷ lợi để phát huy tác dụng và kéo dài tuổi thọ thì hàng năm cần phải thực hiện duy trì bảo dưỡng: Căn cứ Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/5/2019 của Bộ NN&PTNT thì chi phí bảo trì được tính là 24,5 tỷ đồng (Tính theo tỷ lệ % nguyên giá tài sản cố định); còn theo Quyết định 3965/QĐ-UBND ngày 31/21/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thì chi phí bảo trì được tính để thực hiện là 5,6 tỷ đồng. Nhưng những năm qua do nguồn kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí (từ năm 2012 chưa được thay đổi) qua đó đã không đáp ứng nhu cầu hoạt động phục vụ sản xuất của công ty; mỗi năm Công ty chỉ xây dựng được kế hoạch 3,5 tỷ đồng cho công tác sửa chữa thường xuyên, duy tu các công trình; trong năm 2022 còn khó khăn hơn khi Công ty bố trí 1,08 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng những công trình…
Với những khó khăn đó Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị mong muốn sớm được giải quyết để từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và nâng cao đời sống người lao động, đáp ứng nhu cầu của tình hình thực tiễn.
-
Bạc Liêu: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP -
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023
- Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua