Đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng
Đề cập đến giá vàng "nhảy múa" thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị làm rõ về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. "Không lẽ cứ để nhảy múa thế? Tôi chưa bao giờ thấy một thị trường mà giá vàng tăng, giảm rất đột biến như vậy", Phó Chủ tịch Quốc hội nêu.
Cũng băn khoăn về công tác quản lý thị trường vàng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng "chưa bao giờ giá vàng cao như hiện nay và chênh lệch với giá vàng thế giới quá cao".
"Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo ngành Ngân hàng để quản lý thị trường vàng nhưng giá vàng vẫn tăng. Ngân hàng Nhà nước cũng đấu thầu vàng được vài phiên nhưng giá vàng vẫn tăng đến mức đỉnh. Do đó, cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng, phải có bàn tay quản lý của Nhà nước để can thiệp vào thị trường", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu quan điểm.
Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cũng băn khoăn về vấn đề giá vàng "nhảy múa", có thời điểm lên tới 92 triệu đồng/lượng.
"Tại sao lĩnh vực đầu tư tư nhân và đầu tư vàng lại có nghịch cảnh như thế? Cần đánh giá kỹ hơn vấn đề này và có giải pháp cho những vấn đề như doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao, cầu tiêu dùng tăng thấp, tăng trưởng tín dụng thấp trong khi lãi suất giảm… Có phải là môi trường đầu tư kinh doanh đang có vấn đề? Nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vẫn rất thấp trong khi đầu tư vào vàng lại cao như vậy có phải là người dân không yên tâm đầu tư cho sản xuất? Những nội dung này cần phân tích kỹ hơn", bà Nguyễn Thị Thanh lưu ý.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng bày tỏ lo ngại giá vàng tăng, thậm chí trên 90 triệu đồng/lượng, sẽ làm tăng chí phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp và tác động lớn đến thị trường trong nước. Do đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ có phương án điều hành linh hoạt, kịp thời, để cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; nhất là tình trạng biến động của thị trường vàng trong nước cần được quan tâm. Chính phủ chỉ đạo khẩn trương, rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng; khắc phục tình trạng vàng miếng trong nước chênh lệch cao so với giá vàng quốc tế.
Giải trình về vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, trước năm 2012, những bất cập của thị trường đặt ra yêu cầu cấp thiết phải ban hành quy định mới. Trên cơ sở đó, Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã ra đời. Sau khi triển khai các biện pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, thị trường vàng đã tương đối ổn định.
Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, cụ thể là từ năm 2019, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị giữa các quốc gia tiếp tục phát sinh và leo thang dẫn đến giá vàng quốc tế tăng mạnh, khiến giá vàng trong nước tăng theo. Đặc biệt, từ năm 2022 trở lại đây, thị trường vàng trong nước bộc lộ sự hạn chế, cụ thể là chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước với giá vàng quốc tế thường xuyên giữ ở mức cao.
Nguyên nhân là do giá vàng thế giới tăng cao, giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới. Đến hôm nay, giá vàng thế giới tăng khoảng 14% so với đầu năm, trong nước giá vàng cũng tiếp tục tăng theo giá thế giới. Ngoài ra, nguồn cung trong nước hạn chế khiến giá vàng trong nước ở mức chênh lệch cao so với giá vàng quốc tế.
Nêu giải pháp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, trước mắt, vì thiếu nguồn cung nên sẽ tiếp tục tăng cung cho thị trường. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu để tăng nguồn cung, ổn định giá cả, thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế.
Về các biện pháp hỗ trợ quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo đối với các chi nhánh tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh, mua bán vàng miếng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật như hóa đơn chứng từ về thanh toán, kiểm soát các giao dịch mua bán theo đúng quy định.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình -
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý -
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Qatar
- Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâm
- Mưa lớn chưa có dấu hiệu giảm, hơn 17.000 hộ dân Quảng Bình bị ngập lụt
- Quảng Bình mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, một người mất tích
- Trao Quyết định phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
- Quốc hội thảo luận Luật Quy hoạch đô thị và họp về công tác nhân sự
- Tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Giang năm 2024 công nhận một loạt sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, nâng tổng số sản phẩm OCOP của huyện lên 16 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao và 15 sản phẩm 3 sao.
-
Bình Dương: Tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệpTỉnh Bình Dương sẽ đẩy mạnh, phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và thực hành trách nhiệm xã hội trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ, cũng là giải pháp động lực để phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàuNguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hội viên nông dân dám nghĩ, dám làm, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
1 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
2 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
3 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
4 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
5 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”