ĐBSCL nỗ lực phục hồi kinh tế thích ứng linh hoạt với dịch bệnh sau giãn cách
Các địa phương trong vùng ĐBSCL từng bước nới lỏng và đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động quay trở lại làm việc. Đây là những tín hiệu tích cực để doanh nghiệp trở lại sản xuất sau một thời gian dài “ngủ đông”, với muôn vàn khó khăn.
Cần nới lỏng kịp thời hơn để phục hồi kinh tế
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và Quản lý, Đại Học Fulbright Việt Nam, vừa qua, trong cơ cấu các ngành, chỉ riêng nông nghiệp tăng trưởng dương, còn lại tất cả các ngành đều tăng trưởng âm. Từ đó, dẫn đến GDP của nước ta Quý III giảm đến 6,17% so với Quý II.
Ông Thành cũng cho rằng, việc tập trung nỗ lực hồi phục trong Quý IV là cứu cánh trong phục hồi kinh tế. Do vậy, cần phải nới lỏng kịp thời hơn nữa và phải “mở” bền vững. Mở cửa thời điểm này cũng có thêm kỳ vọng từ “sức cầu của thị trường toàn cầu”, khi nhiều thị trường lớn đã mở cửa trở lại, đặc biệt là các thị trường nước ta có tham gia hiệp định thương mại.
Nêu quan điểm về vai trò liên kết vùng trong phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng: “Từng địa phương thấy nhu cầu thiết yếu có thể từng vùng như duyên hải Nam trung bộ, Tây Nguyên hay Tây Nam bộ nếu như các lãnh đạo địa phương tự thấy được quyền lợi, thì sẽ tự liên kết với nhau, nhưng tôi không hy vọng tự thấy để hợp tác với nhau bởi như thế chuyển biến vẫn rất lâu”.
Tạo điều kiện để khôi phục sản xuất kinh doanh
Tại ĐBSCL, sau 3 tháng tập trung phòng, chống dịch Covid-19, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, tình hình dịch bệnh trên toàn vùng cơ bản được kiểm soát. Trong đó, riêng ở tỉnh Đồng Tháp, hiện có hơn 200 doanh nghiệp đã dần sản xuất trở lại.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, doanh nghiệp trong tỉnh đã có sự chuyển biến và chuẩn bị các điều kiện để tái hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp chính là nhân tố thiết yếu, doanh nghiệp mạnh thì kinh tế sẽ mạnh. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Đồng Tháp đã thành lập Ban hỗ trợ để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và sẽ có chính sách ưu tiên để doanh nghiệp tái hoạt động, sản xuất.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, vấn đề yếu nhất của vùng ĐBSCL chính là sự thiếu liên kết vùng, Nghị quyết 120 của Chính phủ đã chỉ rõ vấn đề liên kết vùng và thời gian qua cũng đã đặt ra rất nhiều nhưng sự gắn kết vẫn chưa đạt hiệu quả. Lấy ví dụ về sự liên kết, ông Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”, cho thấy vai trò liên kết vùng đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa có những tín hiệu tốt và đẩy mạnh phục hồi sau dịch thì càng phải có sự chung sức, đồng lòng để thực hiện. Đối với Đồng Tháp đã xây dựng được những kịch bản để phục hồi kinh tế sau dịch và từng bước thích nghi và sống chung với dịch Covid-19.
“Tỉnh cũng đã xây dựng được những kịch bản để phục hồi, phát triển kinh tế trong những tháng cuối năm. Trong tình hình hiện nay chúng ta cũng phải từng bước để thích nghi và sống chung với dịch. Đồng Tháp cũng đã tập trung, hướng tới mở những hội nghị để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thực hiện, khôi phục lại. Tuy nhiên, sau một thời gian đã ngưng nghỉ, các doanh nghiệp không thể nào khôi phục, trở lại đồng loạt ngay được mà phải có lộ trình”, ông Phạm Thiện Nghĩa cho biết.
Vai trò của liên kết vùng trong phục hồi kinh tế
Trong cao điểm gần 3 tháng phòng chống dịch bệnh vừa qua, thực tế cho thấy, mỗi địa phương trong vùng đưa ra những quy định khác nhau trong công tác phòng, chống dịch. Trong đó, nổi lên nhất là vấn đề giao thông vận tải đã khiến cho nhiều mặt hàng nông sản bị đứt gãy do khâu lưu thông vận chuyển bị tắc; doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu để sản xuất trong khi người dân chật vật tìm đầu ra cho nông sản. Qua đó cho thấy, chính sự thiếu liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng của nhiều ngành hàng. Đây là điều các địa phương ĐBSCL cũng thấy rõ, nhưng để tạo sự liên kết thì có quá nhiều bất cập.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, liên kết vùng ĐBSCL trước giờ được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn lại về liên kết trong suốt thời gian qua thì vẫn chưa đủ, mặc dù Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đã đề cập nhưng sự liên kết này chưa được thể hiện hiệu quả. Trong đó, vẫn còn lúng túng khi thực hiện, nhất là trong nhiều tháng qua, khi các địa phương tập trung phòng chống dịch bệnh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, không gian kinh tế vùng là sự hội tụ của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL để cùng nhau xây dựng chiến lược để phát triển. Nếu tách rời từng thực thể thì rất khó bền vững, nhất là xây dựng các chuỗi ngành hàng, cung ứng. Vì vậy, theo người đứng đầu ngành nông nghiệp đất nước, vai trò liên kết rất quan trọng trong quá trình phục hồi của các doanh nghiệp khi bắt tay vào tái sản xuất, kinh doanh sau dịch không chỉ giải quyết vấn đề tiêu thụ nội địa, mà còn giải quyết vấn đề xuất khẩu. Bên cạnh đó, nông nghiệp và công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phải được gắn kết chặt chẽ bằng các mô hình “Cụm liên kết ngành trong nông nghiệp”.
“Không gian phát triển và tích hợp đa giá trị phải chăng chính là cái để chúng ta thay đổi cái cũ, vượt lên cái cũ, nó không phải trở lại bình thường mà hơn cái bình thường để chúng ta vừa phục hồi mà vừa có mục tiêu phát triển mạnh mẽ hơn, nó tạo ra những giá trị hơn. Đối với ĐBSCL, trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn của Bộ thì chúng tôi chú trọng đến kinh tế nông thôn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ.
Còn theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, nền kinh tế của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, không thể là phép cộng của các nền kinh tế của các địa phương. Và việc liên kết vùng chính là các doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng được thiết lập, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò liên kết, lan tỏa.
“Các nền kinh tế trong nền kinh tế của chúng ta chính là các chuỗi cung ứng trong nền kinh tế. Mỗi chuỗi cung ứng như là một nền kinh tế. Cũng giống như tập đoàn xuyên quốc gia bản thân họ là những nền kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải nền kinh tế trong phạm vi biên giới từng quốc gia, các chuỗi cung ứng không có biên giới, không có địa giới hành chính”, ông Vũ Tiến Lộc nêu quan điểm.
Khi các địa phương vùng ĐBSCL dần kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng giãn cách, chính là cơ hội “vàng” để khởi động, phục hồi nền kinh tế, các doanh nghiệp đang từng bước hoàn thiện kịch bản, kế hoạch để thích nghi và phục hồi trong giai đoạn tới. Trong đó, để thực hiện hóa được mục tiêu, rõ ràng vấn đề liên kết vùng đóng vai trò quan trọng không chỉ tạo ra không gian phát triển của ngành hàng mà sự liên kết này chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng sau dịch./.
(Theo VOV)
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội