Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Dịch tả lợn châu Phi ở Cần Thơ diễn biến phức tạp

09:32 26/09/2019 GMT+7
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Bộ NN&PTNN khuyến cáo người dân không nên tái đàn. Từ khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi cho đến thời điểm này, toàn TP. Cần Thơ đã ghi nhận hơn hơn 2.200 hộ

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Bộ NN&PTNN khuyến cáo người dân không nên tái đàn.

Ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này. Ảnh minh họa.

Từ khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi cho đến thời điểm này, toàn TP. Cần Thơ đã ghi nhận hơn hơn 2.200 hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh, số lợn phải tiêu hủy hơn 56.000 con.

Đặc biệt, thời điểm này đang là mùa mưa bão nên tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và chưa thể kiểm soát. Do đó, ngành chức năng địa phương khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn lúc này, mà chuyển đổi sang những vật nuôi khác để ổn định cuộc sống.

Cách đây khoảng 4 tháng, tại Phường Phú Thứ, quận Cái Răng là một trong những địa bàn ghi nhận dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của thành phố Cần Thơ. Từ khi xuất hiện dịch bệnh gần 100% hộ chăn nuôi ở khu vực bị ảnh hưởng, 47/48 hộ chăn nuôi buộc phải tiêu hủy hơn 1.800 con lợn.

Trước tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là thời điểm mưa bão, vì vậy ngành chức năng địa phương khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn mà chuyển sang những vật nuôi khác.

Bà Mai Thị Chín, hộ chăn nuôi ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng cho cho biết, từ khi dịch bệnh xảy ra cuộc sống của gia đình khó khăn nay càng khó hơn. Hiện nay, một số hộ chăn nuôi đã chuyển sang những vật nuôi khác như gà, vịt để ổn định cuộc sống; còn những hộ chăn nuôi còn lại đang chờ dịch bệnh lắng xuống để tái đàn trở lại vì giá lợn đang ở mức cao.

Đã có 17 hộ chăn nuôi của phường Phú Thứ nhận hơn 1,5 tỷ đồng trong hỗ trợ đợt 1 vừa qua. Phần lớn người dân dùng khoản hỗ trợ chi trả cho tiền con giống, thức ăn mà trước đó đã vay mượn để chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch UBND phường Phú Thứ, quận Cái Răng cho biết, hiện dịch vẫn đang diễn biến phức tạp nên địa phương khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.

“Không nên tái đàn và có thể làm vệ sinh chuyển đổi loại hình nuôi khác để khai thác hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư. Hiện nay, địa phương có tổng diện tích nông nghiệp còn hơn 50%. Phường cũng đang tác động để thực hiện vùng nguyên liệu phục vụ cho du lịch là chính. Vừa qua, chúng tôi cũng tạo điều kiện cho bà con vay trên 3 tỷ đồng để mua cây con, giống về chăm sóc, những vườn cây để cải tạo phục vụ cho vấn đề này”, ông Thanh Lâm nói.

Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TP. Cần Thơ vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Bộ NN&PTNT khuyến cáo người dân không nên tái đàn.

Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Cần Thơ cho biết, mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp trong phòng, chống dịch nhưng dịch vẫn phát sinh thêm các ổ dịch mới và thời điểm này đang mùa mưa bão nên dự báo dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, khó lường trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Vì vậy, ngành chức năng địa phương khuyến cáo người dân không được tái đàn ngay.

Cũng theo ông Trường Yên, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp địa phương, đặc biệt nếu dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay thì nguồn cung cho thị trường sẽ thiếu vào dịp cuối năm.

“Tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn còn diễn biến rất phức tạp và khó đoán nhất là trong tình hình mùa mưa lũ, mức độ xâm nhiễm khó kiểm soát. Do đó, hộ chăn nuôi không nên tái đàn trong thời điểm này và có thể chuyển sang một số đối tượng nuôi khác phù hợp theo điều kiện chăn nuôi”, ông Trường Yên cho biết.

Tổng số đàn lợn trên địa bàn TP. Cần Thơ trên 124.000 con, với 5.200 hộ chăn nuôi và 10 trang trại nuôi tập trung. Việc thận trọng nhằm đảm bảo an toàn trong việc tái đàn là hết sức cần thiết, tuy nhiên, với hơn 2.200 hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi thì việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ này cùng cần có lộ trình, chiến lựợc lâu  dài, không phải thực hiện trong một sớm một chiều.

Vì vậy, ngành chức năng cần sớm có giải pháp căn cơ, phù hợp với thực tế của địa phương để giúp các hộ chăn nuôi sớm ổn định sản xuất và đời sống./.

(Theo VOV)