Doanh nghiệp điêu đứng khi hải sản “đóng băng” do dịch bệnh
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành, khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội, giao thương hạn chế khiến cho việc tiêu thụ hải sản ở Bình Thuận gặp nhiều khó khăn.
Nhiều cơ sở thu mua hải sản trên địa bàn tỉnh đang gồng mình trả tiền phí kho bãi đông lạnh, trong khi đó dịch bệnh chưa biết bao giờ được kiểm soát
Dù lỗ vẫn thu mua hải sản
Anh Mai Thanh Sơn, một chủ tàu chuyên thu mua hải sản đang cập cảng cá Phan Thiết cho biết, đây là thời điểm vào mùa cá Nam, nên năng suất đánh bắt tăng, việc thu mua hải sản trên biển cũng thuận lợi hơn. Dù giá dầu thời gian qua có tăng, cộng với nhu yếu phẩm cũng tăng làm phát sinh chi phí cho chuyến đi, nhưng anh em vẫn cố gắng bám biển.
Anh Sơn cho biết thêm, dịch Covid-19 bùng phát, hàng quán đóng cửa, hải sản khó tiêu thụ khiến giá cả có giảm nhưng khâu thu mua không bị đứt gãy.
“Một tháng vào bến một lần, tôi thu mua ngoài biển, rồi vào chuyển hàng đi. Tôi thu mua giá cao nhưng bán lại giá hạ xuống vì dịch bệnh vận chuyển không được. Ví dụ, tôi mua 1kg mực 100.000 đồng, bán lại chỉ được 70.000 – 80.000 đồng, lỗ khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg” – anh Sơn nói.
Dù không có lời, thậm chí lỗ, nhưng anh Sơn và các bạn thuyền của mình vẫn tin vào các chuyến biển sau sẽ bù đắp lại. Tương tự, để đảm bảo tiêu thụ hải sản cho bà con ngư dân, nhiều doanh nghiệp đã mở kho lạnh để nhập trữ hàng.
Ông Đỗ Văn Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Bích Thanh – một cơ sở thu mua hải sản lớn tại Bình Thuận cho biết, từ khi TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, rồi Bà Rịa-Vũng Tàu… thực hiện giãn cách xã hội, nhiều chợ đầu mối tạm ngừng hoạt động đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Dù khó khăn trong khâu tiêu thụ nhưng cơ sở của anh vẫn cố gắng duy trì việc thu mua cho ngư dân.
“Có bao nhiêu hàng cân bấy nhiêu, còn chịu đựng thì không biết chừng nào, tôi mua trả cho dân là tiền mặt, còn số hàng mua thì để một chỗ, do đầu ra không có, không có chỗ để phân phối buộc phải đi thuê kho đông lạnh, một kg hàng phải mấy nghìn đồng rồi để lâu tăng thêm, chưa tính tiền nhân công” – ông Thanh chia sẻ.
Theo Ban Quản lý Cảng cá Phan Thiết, mỗi ngày có từ 20 – 30 lượt tàu cá cập cảng. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hải sản. Hiện các kho lạnh trong khu vực cảng với sức chứa 250 tấn đang hoạt động hết công suất, nhiều doanh nghiệp phải ra tìm kiếm kho đông ở nơi khác để tích trữ hải sản.
Nỗ lực tìm kiếm thị trường mới
Hiện nay các tỉnh, thành khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội nên việc thông thương hàng hoá rất khó khăn. Để tháo gỡ, trước mắt các địa phương đã tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện lưu thông hàng hóa về các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM.
Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Tất Thạnh – Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam, đơn vị chuyên chế biến, bảo quản thuỷ sản cho biết: “Vấn đề giao thông cũng được giải toả rồi, cho lưu thông vận chuyển hàng hoá. Còn bây gờ khó nhất là các kho bãi ở cảng ở Sài Gòn, hàng hoá xuất nhập. Chẳng hạn kho nào bị sự cố thì mọi việc sẽ chậm lại. Rồi tàu thuyền cũng chậm lại, làm cho năng lực và năng suất giảm một nửa”.
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, sản lượng hải sản khai thác 6 tháng năm 2021 đạt 97.200 tấn, tăng 1,8% so cùng kỳ 2020; kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản ước đạt 73,90 triệu USD, tăng 4,94% so với cùng kỳ.
Theo ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, không riêng hải sản mà nhiều mặt hàng nông sản khác cũng đang bị ách tắc về đầu ra. Vì vậy ngoài các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp cũng chủ động tìm kênh phân phối mới, đồng thời luôn đảm bảo hoạt động thu mua hải sản tại các cảng cá phải thực hiện đúng quy định phòng chống dịch.
“Đây là tình hình chung. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đã chỉ đạo các cảng cá rất chặt chẽ về việc phòng chống dịch. Đặc biệt là kiểm soát tàu cá, người từ các địa phương từ vùng dịch vào cảng cá theo đúng quy định. Cũng cố gắng giải quyết khâu tiêu thụ cho bà con nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch” – ông Chiến cho hay.
Hiện vụ cá nam ở Bình Thuận đang vào cao điểm, dự kiến lượng hải sản đánh bắt sẽ tăng trong thời gian tới. Chi phí thu mua, ký gửi mặt hàng này rất lớn, trong khi đó sức chứa của các kho lạnh lại có giới hạn.
Vì vậy, theo một số doanh nghiệp kinh doanh hải sản tại Bình Thuận, cần sớm có cơ chế để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho mặt hàng hải sản tiếp cận tốt hơn với thị trường TP.HCM và mở rộng ra các thị trường khác. Từ đó duy trì công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho ngư dân đánh bắt, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp thu mua hải sản, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay./.
(Theo VOV)
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024 -
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
- Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18Tổng Bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu.
-
Triển lãm 'Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc'Ngày 21/1, triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa