Giá lợn ngất ngưởng, người nuôi vẫn “treo chuồng” ngại tái đàn
Hầu hết chuồng nuôi đều bỏ trống
Bình Lục là vùng quê người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và nuôi lợn từ hàng thế kỷ nay. Nhà nào nhiều nuôi tới hàng trăm con, nhà nào ít cũng vài chục con. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của phần lớn hộ gia đình nơi đây.
Khảo sát tại vùng quê chăn nuôi có tiếng này, hầu hết chuồng trại to nhỏ đều bỏ trống. Nhiều hộ có mong muốn nhưng không còn vốn đành ngậm ngùi tìm kiếm công việc khác
Gia đình ông Hòa (xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, Hà Nam) từng đầu tư cả hơn trăm triệu để xây dựng chuồng trại kiên cố, có cả hầm bioga để xử lý nước thải, cộng thêm tiền trăm triệu nữa để mua con giống và thức ăn. Tổng vốn bỏ ra để chăn nuôi lợn phải đến vài trăm triệu. Trước đây chuồng nhà ông lúc nào cũng duy trì hơn 100 con. Cao điểm có tới 200 con cả lợn nái, lợn to sắp xuất chuồng và con giống. Nhưng hiện tại trang trại của ông Hòa không có một con lợn nào.
Tình trạng này đã diễn ra hơn một năm nay. Thời điểm trước dịch bệnh tả lợn châu Phi bùng phát năm 2019, là thời điểm nghề chăn nuôi phát triển mạnh chưa từng có tại vùng quê nổi tiếng là vựa lợn miền Bắc này. Nhiều hộ chăn nuôi đổi đời nhờ lợn. Cũng vì thế mà ông Hòa quyết định ở nhà đầu tư chăn nuôi sau 30 năm làm nghề thợ mộc để không phải đi làm xa.
Không đầu tư nhiều như ông Hòa, gia đình ông Quý ở cùng thôn cũng có một dãy chuồng lợn hiện đang bỏ trống. Khung cảnh xuống cấp đủ để thấy được sự trống trải vì đã bỏ không rất lâu rồi.
Ông Quý cho biết: “Gia đình bà có 6 gian chuồng, mỗi chuồng chứa được trên dưới 10 con. Nhưng đã từ lâu gia đình ông bà không nuôi nữa, hiện giờ chỉ dùng làm nhà kho đựng những dụng cụ nông nghiệp không dùng đến. Ngoài ra nuôi mấy con gà để cải thiện bữa ăn.”
Theo thương lái buôn lợn tại chợ đầu mối Bình Lục, phần lớn lợn giao dịch tại chợ là lợn được xuất ra từ các công ty chăn nuôi lớn, từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng có nhưng không đáng kể.
Giá lợn cao ngất ngưởng vẫn không dám tái đàn
Gia đình ông Hòa và ông Quý chỉ là hai trong số rất nhiều hộ chăn nuôi tại Bình Lục đã đầu tư hết cả số tiền tích cóp từ làm nông và một số công việc phụ vào chăn nuôi lợn. Hiện nay cũng phải ngậm ngùi bỏ chuồng trống.
Giá lợn hiện giờ đang cao, người chăn nuôi có lãi nhiều tại sao không tái đàn, ông Hòa chia sẻ: “Chống chọi với dịch bệnh mất mấy năm đã khiến ông suy kiệt, không còn kinh tế để tái đàn. Từ một người vốn có một khoản tiết kiệm tưởng có thể nghỉ ngơi sớm sau nhiều năm đi làm thuê, giờ đây ông đang phải gánh một khoản nợ lớn do cố gắng cầm cự với chăn nuôi để mong có thể gỡ gạc phần nào. Song càng kiên trì, thua lỗ càng nặng đến kiệt quệ không thể tiếp tục nữa”.
Ở tuổi ngoài 50, ông Hòa lại phải lăn lộn tìm nghề khác để trả khoản nợ do nuôi lợn gây ra.
Gia đình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nên gia đình bà Nguyệt vẫn duy trì nuôi mấy con lợn chứ không dám nuôi nhiều mặc cho chuồng trại bỏ trống.
“Giá lợn càng ngày càng tăng, gia đình bà cũng muốn tái đàn lắm nhưng không còn vốn. Phần cũng vì sợ dịch bệnh và mấy năm trước thiệt hại quá lớn khiến vợ chồng bà dè dặt” - Nguyệt nói.
Như phần lớn hộ chăn nuôi khác, trang trại của ông Thành cũng bỏ trống từ 2 năm nay. Sang đầu năm 2024, đắn đo mãi ông mới dám nuôi 3 con lợn gây nái. Ông cho biết: “Vì nhà làm máy xát gạo, tận dụng được thóc gạo và cám vương vãi cùng cơm thừa gom được ở trường học nên mới nuôi. Tuy vậy vẫn rất sợ do dịch bệnh hồi năm 2020 đã làm thiệt hại của ông hàng trăm triệu đồng”.
Cũng theo ông Thành, giá lợn xuất chuồng từ 50.000 đồng/kg trở lên là người chăn nuôi đã có lãi rồi. Trước đây các đại lý thức ăn chăn nuôi cho ký nợ đến khi xuất chuồng mới cần thanh toán. Nhưng từ sau dịch tả lợn châu Phi, đại lý không cho kí nợ nữa buộc người chăn nuôi phải có vốn mới tái đàn được. Đây cũng là lí do khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình “treo chuồng”.
Theo VOV
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024 -
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD -
Thị trường nông sản ngày 4/11: Giá cà phê liên tiếp giảm -
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng
- Thị trường nông sản ngày 29/10: Giá hồ tiêu, cà phê tiếp đà giảm
- Thị trường nông sản ngày 28/10: Giá tiêu tiếp tục giảm sâu 2.000 đồng/kg
- Thị trường nông sản ngày 25/10: Giá hồ tiêu, cà phê đồng loạt tăng
- Thị trường nông sản ngày 24/10: Giá gạo xuất khẩu neo ở mức cao
- Thị trường nông sản ngày 23/10: Giá cà phê, gạo tăng - giảm trái chiều
- Giá gạo và giá heo hơi đều giảm trên cả nước trong ngày 16/10
- Tập đoàn điện lực Việt Nam công bố tăng giá điện từ ngày 11/10
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh