Giải pháp quan trọng là phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Phát triển một nền nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp công nghệ cao (CNC), thân thiện với môi trường để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) là giải pháp quan trọng và mang tính chủ động nhất, là xu hướng chính trong tương lai.
Đó là chia sẻ của ông Lê Công Toán – Chủ tịch Hội Nông dân (HND) tỉnh Quảng Bình trong cuộc trao đổi với Làng Mới.
Xin ông cho biết, tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như thế nào?
Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Bình ở khu vực Bắc Trung bộ, nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Nắng nóng gay gắt cùng với gió Lào (gió phơn Tây Nam) gây hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn vào mùa hè; hạn hán thường xảy ra vào tháng 7, tháng 8 đúng vào thời điểm giữa vụ sản xuất hè thu, khi các cây trồng đang thời kỳ ra hoa kết quả nên tác hại là rất lớn.
Hiện tượng thiên tai rét đậm, rét hại kéo dài, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Cùng với BĐKH, sự xuất hiện của các hiện tượng thiên tai ngày càng nhiều và mức độ tàn phá cũng ngày càng nặng hơn, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp Quảng Bình.
Chủ trương của tỉnh và HND Quảng Bình trong triển khai mô hình phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã mang lại những lợi ích thiết thực gì cho nông dân, thưa ông?
Trước những khó khăn đó, tỉnh Quảng Bình và HND tỉnh đã có những giải pháp để ứng phó với những tác động bất lợi của BĐKH, hạn chế được một phần thiệt hại. Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được và nhận định xu hướng biến đổi của các loại hình thiên tai, từ đó tích cực tổ chức, vận động để nông dân sản xuất nông nghiệp ngày càng thích ứng tốt hơn với BĐKH. Trong đó, quan trọng nhất là điều chỉnh cơ cấu cây trồng kết hợp với áp dụng các quy trình thâm canh tiên tiến, bố trí lịch thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi của thời tiết. Đồng thời, cần phải phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng BĐKH.
Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình?
Nổi bật phải kể tới những mô hình ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất các sản phẩm rau sạch như: mô hình sản xuất của Công ty CP Thực phẩm xanh Đông Dương (thành phố Đồng Hới), HTX Sản xuất Nông nghiệp CNC Kiến Giang, HTX Sản xuất rau sạch An Nông (huyện Bố Trạch)…
Đối với ngành chăn nuôi, hiện đã có hàng chục trang trại ứng dụng CNC nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nổi bật là dự án chăn nuôi bò CNC của Công ty TNHH Hoà Phát Quảng Bình (huyện Bố Trạch) quy mô 27.000 con/năm với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình (huyện Quảng Ninh); mô hình chăn nuôi lợn trong chuồng lạnh của anh Nguyễn Văn Trung ở xã Mai Thuỷ, anh Đinh Đăng Tuân ở xã Hưng Thuỷ (Lệ Thuỷ); 8 trang trại chăn nuôi lợn CNC ở Bố Trạch liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam…
Có thể khẳng định, phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC hiện đang được xem là hướng phát triển tất yếu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời khắc phục những khó khăn, bất lợi của thiên tai, thời tiết và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Theo tính toán, nếu so sánh về mức đầu tư và hiệu quả mang lại thì việc áp dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp mang lại lợi nhuận lớn và ổn định hơn so với sản xuất truyền thống.
Tuy nhiên, theo đánh giá, các chính sách hỗ trợ ứng dụng nông nghiệp CNC vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Đây cũng là khó khăn chung của người nông dân và các doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC. Đồng thời, những mô hình nông nghiệp bước đầu ứng dụng CNC vào sản xuất cũng rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp và các ban, ngành liên quan trong việc xây dựng chuỗi liên kết quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Để sản xuất nông nghiệp ngày càng thích ứng tốt hơn với BĐKH cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ quyết liệt nhiều giải pháp theo hướng phòng tránh là chủ yếu. Trong đó, quan trọng nhất là điều chỉnh cơ cấu cây trồng kết hợp với áp dụng các quy trình thâm canh tiên tiến, bố trí lịch thời vụ hợp lý để luồn lách né tránh những bất lợi của thời tiết và hạn chế phụ thuộc vào tự nhiên.
Từ góc độ công tác Hội, Hội ND tỉnh Quảng Bình đã và sẽ tiếp tục làm những gì để giảm thiểu tác hại của BĐKH đối với hội viên, thưa ông?
Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp Quảng Bình trên rất nhiều mặt với các hình thái thiên tai và đang có xu hướng ngày càng khắc nghiệt hơn. HND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp để ứng phó với những tác động bất lợi của BĐKH.
Cụ thể, Hội đã tham mưu và đề xuất xây dựng chủ trương, chính sách có liên quan; Hội trực tiếp hướng dẫn nông dân điều chỉnh lại cơ cấu giống: Vụ Đông Xuân chuyển từ sử dụng các giống lúa dài ngày sang sử dụng các giống trung và ngắn ngày, chất lượng cao như: P6, TBR45, PC6, HT1…; vụ Hè Thu chuyển từ sử dụng các giống trung ngày sang sử dụng các giống ngắn và cực ngắn ngày như: PC6, HT1, Bắc thơm 7, P6 đột biến… Ngoài ra, Hội đã có giải pháp hỗ trợ, chuyển đổi linh hoạt đất lúa sang gieo trồng các loại cây trồng cần ít nước như: ngô, lạc, đậu xanh, ớt, khoai lang, rau các loại, cây dược liệu…
Các cấp Hội đã phát huy vai trò chủ động, tích cực, tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân hưởng ứng; tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ trên 71.000 lượt hộ nông dân đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trong đó có trên 32.000 hộ sản xuất nông nghiệp thích ứng BĐKH, mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng cây phủ trống đồi trọc, chung tay bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ…
Hội cũng tổ chức các lớp dạy nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của địa phương. Triển khai các lớp tập huấn có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về phát triển nông nghiệp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu… Sắp tới, các cấp Hội sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, điều chỉnh các giống cây tránh phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Trân trọng cảm ơn ông!
Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC hiện đang được xem là hướng phát triển tất yếu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời khắc phục những khó khăn, bất lợi của thiên tai, thời tiết và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
Bảo Trung (thực hiện)
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp -
Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn -
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chungTheo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lýTheo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
-
Thị trường chứng khoán có cú đảo chiều ngoạn mụcTuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
-
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt NamTheo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
-
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
-
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao độngĐể giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
-
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
-
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng NgãiĐể khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội