"Luồng gió" mới trong phát triển kinh tế với chồn nhung
Là người tiên phong đưa giống chồn nhung về xã Việt Lâm để chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau 10 năm gắn bó với chồn nhung, anh Thơm đang ngày càng tự tin phát triển mô hình, bởi chi phí chăn nuôi chồn nhung thấp do tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và đầu ra (bán giống và bán thịt thương phẩm) rất thuận lợi, giá bán ổn định.
Từ khi được bạn bè giới thiệu, thăm quan mô hình chăn nuôi nhung ở các tỉnh miền xuôi, trở về Hà Giang, anh Thơm đã bàn với gia đình để nuôi thử. Ban đầu, anh Thơm đã tận dụng diện tích 30m2 từ ngôi nhà bếp cũ để cải tạo và nuôi thử 10 cặp chồn nhung.
Anh Nguyễn Văn Thơm chia sẻ: Giống chồn này thích sống theo bầy đàn, vì vậy chỉ cần đan lưới sắt thành từng ô vuông rộng khoảng 1m2 là nuôi được từ 20-30 con. Thức ăn cho chồn nhung không quá cầu kỳ, có thể tìm kiếm ngay trong vườn nhà như: Cỏ, lá tre, lá mía, lá chuối... mùa Đông thì bổ sung thêm tinh bột ngô.
Mỗi năm chồn nhung sinh sản có thể đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa từ 3-6 con. Nuôi chồn nhung không tốn nhiều thời gian chăm sóc, có thể tranh thủ thời gian lúc rảnh rỗi để chăm sóc; vừa nuôi chồn vẫn có thể kết hợp làm sản xuất, kinh doanh khác.
Hiện nay giá bán mỗi con chồn nhung thương phẩm trọng lượng từ 0,5-08kg là 300.000 đồng/con và chồn nhung giống từ 150.000-25.000 đồng/con tùy loại.
Nhận thấy chồn nhung dễ nuôi lại ít bệnh tật, rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình... vì vậy anh Thơm đã mở rộng diện tích chuồng để chăn nuôi, đến nay trong chuồng nuôi nhà anh Thơm luôn có khoảng 500-600 con chồn nhung. Mỗi năm từ việc bán giống và thương phẩm chồn nhung anh Thơm cũng có thu nhập trên 100 triệu đồng.
Đây được xem là "luồng gió mới" có thể áp dụng đối với những hộ nông dân thiếu đất canh tác, có thể tận dụng những diện tích xung quanh nhà để phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân nơi địa đầu Tổ quốc.
Chồn nhung là loại động vật ăn cỏ sống thành từng đàn nhỏ, không ăn lương thực, chúng chỉ ưa thích các loại cỏ dại, lá cây, quả chín rụng… Nuôi chồn có thể tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân, lá cây ngô, lá lạc, thân, lá cây chuối… mà không mất chi phí chăn nuôi, chỉ tốn một chút công chăm sóc.
Chuồng nuôi chồn có thể xây bằng gạch, nhưng cũng có thể làm bằng gỗ, tre, trúc, chỉ cần thành chuồng cao 30cm, nên có thể tận dụng những diện tích trong nhà để chăn nuôi như dưới gầm cầu thang, ban công… vì chúng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Theo phân tích của các nhà khoa học, chồn nhung là loại động vật ăn cỏ quý hiếm. Thịt của nó thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành thuốc tẩm bổ sức khỏe. Thịt chồn thuộc loại thực phẩm giàu protein, mỡ ít, hàm lượng cholesterol thấp, có chứa 17 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng mà cơ thể người cần.
Sắc tố đen tự nhiên có tác dụng kháng bệnh, kháng khuẩn, điều tiết cho cơ thể. Thịt chồn có rất nhiều công dụng như: Tráng dương, làm đẹp da, tăng trí thông minh, lưu thông huyết mạch, rất thích hợp với người mắc bệnh cao huyết áp… Từ thịt chồn nhung có thể chế biến được 18 loại món ăn khác nhau như: Chồn da giòn gạo nếp, chồn nấu ngô, chồn chao, chồn hầm bí đao… đến những món ăn có tên rất lạ như: Ngọc thụ chồn, tam hoàn chồn, khiếu hoa chồn…
Ngoài việc chăn nuôi chồn nhung hiệu quả, anh Thơm cũng không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi cho những người có nhu cầu về phát triển giống vật nuôi mới này. Mong rằng trong thời gian tới đây chồn nhung không chỉ đem lại kinh tế hiệu quả cho gia đình anh Thơm mà nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang áp dụng nuôi và sẽ có kinh tế khá giả.
-
Phân bón Văn Điển - lựa chọn thông minh của nông dân cho vùng đất chua trũng ở Hà Tĩnh -
Sản xuất tinh dầu tràm hướng mở cho người nông dân -
Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
Tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sản phẩm OCOP đưa nông sản Yên Dũng ngày càng vững chắc trên thị trường
- Canh tác lúa thân thiện với môi trường, giá trị nếp cái hoa vàng của Thái Sơn tăng
- Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang
- Hướng dẫn cách chằng chống nhà cửa an toàn trước siêu bão Yagi
- Người giữ hồn văn hoá lúa mùa
- Cán bộ Hội gương mẫu, nói đi đôi với làm
- Bảo tồn, phát triển và sản xuất đa dạng các sản phẩm từ cây dược liệu quý Xáo tam phân
-
Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệpĐể thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
-
Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà HaiNước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.
-
"Luồng gió" mới trong phát triển kinh tế với chồn nhung(Tapchinongthonmoi.vn) – Đầu ra thuận lợi còn chi phí chăn nuôi thấp, do tận dụng được nguồn phụ phẩm sẵn có ở địa phương như: Cỏ, lá tre, lá mía, lá ngô, rơm, lá chuối… nông dân Nguyễn Văn Thơm ở xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đang bước đầu thành công và trở thành điểm sáng nơi địa đầu Tổ quốc với mô hình nuôi chồn nhung.
-
OCOP tỉnh Lâm Đồng tạo sức bật xây dựng nông thôn mớiTriển khai QĐ số 919/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt kế hoạch thực Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1765/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 30/9/2022; Sở NN&PTNN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành NQ số 207/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn đến 2030.
-
Tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030. Nếu được thông qua, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
-
Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh gặp mặt Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam“Đoàn kết - nghiêm túc - dũng cảm - chiến thắng” là 8 chữ vàng truyền thống của Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 luôn được phát huy theo suốt chiều dài lịch sử.
-
Hoa quả tươi Việt Nam có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển(Tapchinongthonmoi.vn) - Lượng rau quả nhập khẩu của Thụy Điển trước năm 2021 đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2023, lượng nhập khẩu giảm còn 887.000 tấn do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Dù vậy, thị phần nhập khẩu từ các nước đang phát triển đã tăng lên 24%, tương đương 215.000 tấn, mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam.
-
“Thực là một đội quân kỳ lạ”(Tapchinongthonmoi.vn) - Lời Toà soạn: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Tạp chí Nông thôn mới xin trích đăng lại một đoạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cùng bạn đọc nhớ về ngày lịch sử và khoảnh khắc ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
-
Tròn 80 năm quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh80 năm qua, dưới sự lãnh đaọ của Đảng, quân đội ta đã lập nên bao chiến công lẫy lừng. Tất cả đã đi vào lịch sử dân tộc, tạo nên bản anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh.
-
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh... Đây chính là "đòn bẩy" giúp ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển vượt trội.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ