Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hướng dẫn cách chằng chống nhà cửa an toàn trước siêu bão Yagi

Quỳnh Chi - 11:45 06/09/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Dự báo từ đêm 6/9/2024, bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta với sức gió mạnh nhất có thể đạt cấp 10-12, giật cấp 13-14 và ảnh hưởng sâu vào đất liền, khả năng bão gây gió mạnh, nước dâng, sóng lớn trên biển và ven biển, gió mạnh và mưa lớn diện rộng trên đất liền. Để giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh khi bão đổ bộ.

Nhằm giúp người dân giảm bớt thiệt hại do bão số 3 (tên quốc tế là bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) hướng dẫn kỹ năng chằng chống nhà cửa an toàn trước bão số 3 như sau:

Dùng bao cát chặn cho mái tôn không bay khi gặp bão có gió to

Đối với nhà mái lá - vách đất, liếp

- Dùng giằng chữ A và dây neo để chống tốc mái, đổ nhà.

- Đặt phên, liếp, lưới mắt cáo lên mái nhà.

- Đặt thanh chặn ngang đè lên phên, liếp.

- Đặt tiếp giằng chữ A cách nhau khoảng 2,5m, buộc thanh chặn ngang vào giằng chữ A.

- Dùng thừng chão, dây thép >4 mm neo giằng theo 2 phương vuông góc nhau vào các cọc đóng sâu xuống đất 1 - 1,5 m.

Đối với nhà có độ dốc mái nhỏ:

- Xếp trực tiếp các bao cát lên mái. Bao cát đóng lỏng, trọng lượng từ 15 - 20 kg đặt ép sát mái lên đầu tấm lợp hoặc mép tiếp giáp của các tấm cách nhau khoảng 1,5m ở vùng giữa mái và khoảng 1m ở vùng quang mái (tốt nhất là đặt gần các xà gồ hoặc vì kèo).

Đối với nhà có độ dốc mái lớn:

- Đặt các bao cát ép sát mái, buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái (chống trơn trượt).

- Bao cát đóng lỏng, trọng lượng khoảng 15 - 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm cách nhau khoảng 1,5m ở vùng giữa mái, 1,09 m xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo).

Đối với nhà đã xây mái tôn, fibro xi măng:

- Trường hợp nhà xây tường 20, cửa chắc chắn, kín gió, kèo mái được neo vào tường chắc chắn (nhà có thể chịu được bão cấp 11, giật trên cấp 11): Đặt lên mái các thanh nẹp cách nhau khoảng 1,2 - 1,5 m cho mái fibro xi măng; 1,5 - 2,0 m cho mái tôn tại phần phủ chồng giữa 2 mái.

- Bắn vít cường độ cao, đục lỗ tại đỉnh sóng tấm lợp, xâu thép đường kính 2 mm buộc thanh thép vào xà gồ cách nhau khoảng 0,5 - 0,7 m.

- Thanh nẹp có thể dùng thép thanh đường kính >14 mm, thép góc, gỗ, tre hoặc luồng bổ đôi.

Đối với những nhà đã xây mái ngói:

- Chèn vữa xi măng, cát tỉ lệ 1:3 gắn các viên ngói khoảng 3 - 4 hàng xung quanh mái.

- Xây bờ nóc: Chèn vữa xi măng, cát tỉ lệ 1:3.

- Xây bờ chảy mái: 1 hàng gạch đôi, 1 hàng gạch đơn vữa xi măng cát tỉ lệ 1:3.

- Xây con chạch mái: 1 hàng gạch đơn, vữa xi măng cát tỉ lệ 1:3 cách nhau khoảng 1,5 m.

Đặc biệt, người dân cần lưu ý bịt kín cửa và các khe hở trước khi bão đến. Cần cài chặt các then, chốt cửa đi, cửa sổ, neo cửa bằng đòn tre hoặc gỗ vào tường nhà để phòng gió giật làm bung cửa. Dán cửa kính bằng băng dính bản rộng để giảm thiểu kính vỡ. Bịt các khe hở giữa đỉnh tường và mái, phần chân tường sát đất (đối với nhà vách gỗ, tre), các lỗ thông gió đầu hồi và trên cửa để tránh gió luồn vào nhà gây tốc mái.

Một số lưu ý khi bão đổ bộ vào đất liền:

 

Bão số 3 vẫn giữ nguyên cấp độ siêu bão, cách Quảng Ninh 620 km, gió giật cấp 16
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h).