Người giữ hồn văn hoá lúa mùa
Sinh ra trong một gia đình có tám anh chị em ở TT. Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, năm 1982, ông Việt tốt nghiệp THPT vào học Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Trồng trọt. Ra trường năm 1986, ông về công tác trong ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành, sau đó được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành. Tháng 5/2023, ông nghỉ hưu để chuyên tâm làm lúa mùa.
Ông Việt tâm sự, những năm 1990 ngành Nông nghiệp chuyển sang trồng lúa cao sản, mỗi năm sản xuất từ 2 đến 3 vụ với những giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao, vì thế, theo thời gian các giống lúa mùa gần như mất dần. Những hình ảnh về quy trình trồng lúa mùa của người nông dân luôn thường trực trong sâu thẳm ký ức của ông, từ các khâu chuẩn bị, bừa đất, gieo mạ, cày, phát, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, gặt đập, chuyển lúa về…
Năm 2011, ông Việt bắt đầu tìm tòi, phục dựng làm sống lại lúa mùa trên chính vùng đất quê hương mình. Để có các giống lúa mùa, ông Việt đã đến các các Viện, trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long và các nơi khác còn lưu trữ nguồn gen lúa mùa xin các giống lúa mùa cổ truyền như: Ba Bụi, Chim Rơi, Trắng Tép Vàng… tất cả được 5 giống, mỗi giống gồm 200 hạt, có giống chỉ vài chục hạt.
Từ số hạt giống ít ỏi này, ông Việt nhân giống lên từ từ nên mất khá nhiều thời gian. Trong quá trình nhân giống, không phải giống nào xin về trồng cũng đạt. Có giống trồng lại nhiều vụ vẫn không cho thu hoạch gì, có giống bị chim, chuột ăn hết, có giống như: Chim Rơi, Ba Bụi thì còn, giống không đạt ông gửi lại nguồn gen cho các trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long trữ đông lưu giữ để không bị mất giống. Năm 2017, ông thành lập trang trại lúa mùa Tư Việt để thuận lợi cho việc canh tác lúa mùa. Sau đó, tháng 7/2020 ông thành lập Tổ hợp tác Trồng lúa mùa với 39 hộ tham gia.
Trang trại lúa mùa Tư Việt với 2,5ha đất ruộng của gia đình, ông trồng tất cả các loại lúa mùa bản địa của miền Tây gần như đã thất truyền với mục đích là tạo ra nông sản sạch và lưu giữ lúa mùa cho thế hệ hôm nay biết về ngày xưa. Nhằm bảo vệ lúa mùa, ông Việt bao lưới xung quanh ruộng lúa mùa và mướn thêm 2ha ruộng lúa của những hộ xung quanh với giá gần 30 triệu đồng/năm làm hành lang bảo vệ lúa mùa, tránh bị chim, chuột phá hoại.
Lúa mùa được ông Việt áp dụng quy trình sản xuất truyền thống theo cách làm của ông bà xưa, thuận theo tự nhiên, tuyệt đối không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học, không đưa máy móc vào khâu làm đất, thay vào đó là dùng sức kéo của trâu để giữ vi sinh vật có lợi trong đất. Để cây lúa sinh trưởng tự nhiên trong điều kiện không dùng phân bón, hóa chất, ông vớt bèo hoa dâu về nhân giống rồi thả xuống ruộng cho tự sinh sôi nảy nở. Khi già, bèo hoa dâu sẽ tự chết đi, chìm xuống, phân hủy thành phân hữu cơ, tạo dinh dưỡng cho cây lúa phát triển, cho vịt và chim săn bắt sâu bọ.
Mọi công đoạn của canh tác lúa mùa đều làm thủ công, không máy móc, như: Dọn cỏ, tát nước, cấy mạ, gặt lúa... Tuy nhiên, mặt trái của cách làm lúa thuận theo tự nhiên là năng suất thấp. Với lúa mùa không phân thuốc, nhiều vụ ông Việt chỉ thu hoạch được khoảng 30 - 50%, năng suất từ 2 - 2,5 tấn/ha, xuất ra thị trường khoảng 20 - 30 tấn/năm. Tuy giá trị năng suất không được nhiều, nhưng bản thân ông Việt vẫn luôn hài lòng vì hạt gạo lúa mùa hữu cơ rất bổ dưỡng, ngon lành lại thân thiện môi trường.
Được biết, ở mỗi giai đoạn đầu của trồng lúa, ông Việt thường lỗ vì làm ra mấy chục tấn lúa mùa mà bán không được. Nguyên nhân một phần là do không hợp khẩu vị của người dùng, phần nữa là giá lúa, giá gạo khá cao, giá lúa 11.000 đồng/kg, giá gạo 25.000 đồng/kg. Sau “cú ngã” đó, ông Việt chuyển qua trồng các giống lúa mùa chất lượng cao phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hơn.
Bảo tồn được 40 giống lúa mùa quý hiếm
Sau nhiều năm bươn trải vất vả, đến nay ông Việt đã phục tráng, bảo tồn được 40 giống lúa mùa quý hiếm, trong đó có nhiều giống gần như thất truyền ở địa phương như: Thần Nông 5 (IR5), Thần Nông 8 (IR8), Tào Hương, Châu Hồng Vỏ, Sa Quay, Một Bụi, Móng Chim Rơi và Nàng Thơm cồn Vĩnh Quới (nguồn gốc Nàng Thơm chợ Đào)… Bên cạnh đó, có 2 sản phẩm gạo lúa mùa là Móng Chim vàng và Móng Chim rơi được tỉnh Kiên Giang chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2021.
Anh Lý Đức Hoà, ngụ ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Hoà Phú chia sẻ: Gia đình tôi có 1,2ha đất trồng lúa và tham gia Hợp tác xã Nông dân sáng tạo do ông Lê Quốc Việt làm Giám đốc. Vụ lúa mùa năm 2023, gia đình thu được trên 1 tấn lúa, ông Việt thu mua với giá gần 15.000 đồng/kg. Tham gia Hợp tác xã, gia đình tôi rất phấn khởi bởi nhờ có anh Việt mà văn hóa lúa mùa tưởng bị lãng quên nay đã dần hồi sinh, đời sống của người dân tham gia Hợp tác xã dần thay đổi.
Ông Cao Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành, (tỉnh Kiên Giang) cho biết, ông Việt khi còn công tác tại đây là một cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông được xem là người phục tráng, bảo tồn nhiều giống lúa mùa nhất ở Kiên Giang góp phần rất lớn trong việc bảo tồn văn hoá lúa mùa ở huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
Được biết, hiện nay ông Việt đang phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ) triển khai dự án trồng trẻ hóa 800 giống lúa mùa. Ông Việt cũng đã đem sản phẩm gạo lúa mùa của mình tham gia giới thiệu tại Hội chợ khuyến mại năm 2021, do Sở Công thương TP.HCM tổ chức tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ và Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ V - Vĩnh Long 2021 để giới thiệu về sản phẩm gạo lúa mùa hữu cơ cho người dân TP. HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long biết để mua dùng nhằm đảm bảo sức khoẻ và quảng bá giá trị văn hóa lúa mùa.
Ông Đỗ Trần Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang chia sẻ, không chỉ bảo tồn giống lúa mùa, ông Việt còn nỗ lực phục dựng, tái hiện lại nền văn hóa lúa mùa từ chuyện gieo mạ, nhổ mạ, cấy mạ, gặt lúa rồi đập lúa trên đồng... Với mong muốn trang trại lúa mùa Tư Việt thành điểm đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái, đón tiếp các học sinh, sinh viên đến học tập, nghiên cứu về văn hóa lúa mùa.
-
Hướng dẫn cách chằng chống nhà cửa an toàn trước siêu bão Yagi -
Cán bộ Hội gương mẫu, nói đi đôi với làm -
Bảo tồn, phát triển và sản xuất đa dạng các sản phẩm từ cây dược liệu quý Xáo tam phân -
Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh và các sự kiện quan trọng trong ngành Chăn nuôi của tỉnh
- Ký ức hào hùng của dũng sĩ 6 lần bắn rơi máy bay địch
- Bắc Ninh: Kết nối cung – cầu “Vì sự phát triển bền vững của HTX”
- Độc đáo mô hình nuôi cá thích ứng với lũ
- Ngư dân Quảng Trị hứng khởi bước vào vụ cá Nam
- Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP
- Nông dân được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững qua chương trình Stewardship
- Ngư dân xứ Thanh vươn khơi đón lộc biển đầu Năm mới Giáp Thìn 2024
-
Cảm động danh sách ủng hộ đồng bào bão lũ từ một xóm nghèo ở Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Từng chịu cảnh ngộ đau thương do thiên tai tàn phá, một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ đồng bào lũ lụt miền Bắc bình quân mỗi hộ từ 500 trăm đồng đến 1 triệu đồng.
-
FPT Long Châu chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cơ quan trung ương...Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Ấm lòng người dân vùng lũ Yên BáiNgày 15/9/2024, Tạp chí Nông thôn mới (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Hội ND xã Sơn Hải, Nhóm thiện nguyện từ tâm Hải Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã có chuyến thăm và tặng quà cho người dân xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị thiệt hại nặng bởi lũ, lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3