Hà Nội bảo đảm cung ứng hàng hóa, sẵn sàng bước vào đợt giãn cách tiếp theo
Trước khi bước vào các đợt giãn cách mới, Thành phố Hà Nội đã có phương án cụ thể về cung ứng thực phẩm. Đối với doanh nghiệp có hệ thống phân phối, thành phố luôn chỉ đạo dự trự hàng hóa tăng 30% tại các kho hàng, dự trữ hàng hóa tại quầy kệ tăng 50%.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h, ngày 6/9 theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề cung ứng hàng hóa cho gần 9 triệu dân của thành phố lại được tiếp tục đặt ra. Tuy nhiên, qua 2 lần giãn cách liên tiếp với thời gian 1 tháng vừa qua cho thấy, Hà Nội luôn đảm bảo cung cầu hàng hóa kịp thời với giá cả ổn định cho nhu cầu người dân thành phố. Đây là những cách làm hay, kinh nghiệm tốt để Hà Nội phát huy đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định trong những ngày tới.
Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội Trần Thị Phương Lan, trước khi bước vào các đợt giãn cách mới, Thành phố Hà Nội đã có phương án cụ thể về cung ứng thực phẩm. Đối với doanh nghiệp có hệ thống phân phối, thành phố luôn chỉ đạo dự trự hàng hóa tăng 30% tại các kho hàng, dự trữ hàng hóa tại quầy kệ tăng 50%. Khi nguồn hàng hóa luôn dồi dào và công tác tuyên truyền tốt, người dân sẽ không còn tâm lý tích trữ, không còn hiện tượng đổ xô đi mua hàng. Cùng với đó, phương thức vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng cũng được đảm bảo kịp thời trong thời gian giãn cách.
Đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã cấp 2.200 xe ô tô, cấp mã trên 9.000 xe máy và trên 14.000 shipper vận chuyển hàng. Ngoài ra, thành phố có trên có 8.250 điểm bán bình ổn hàng hóa, tăng 7 lần so với năm ngoái. Sở Công Thương Thành phố Hà Nội đang tiếp tục phối hợp mở các điểm bán hàng của các quận, huyện, thị xã bán hàng lưu động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đã có 9 quận huyện triển khai các điểm bán hàng. Đồng thời, mở hàng nghìn điểm bán hàng của Bưu điện.
“Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các quận, huyện, thị xã để triển khai bán hàng cho các nhà trọ có đông công nhân để giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt phương án “một cung đường, hai điểm đến” cho công nhân tránh la cà vào các chợ dọc đường dễ lây nhiễm dịch bệnh. Và triển khai đăng ký việc bán hàng bằng xe buýt lưu động. Hiện nay, chúng tôi đã tổng hợp được 14 doanh nghiệp đăng ký bán hàng bằng xe lưu động trên địa bàn thành phố, trong những trường hợp cấp bách nhất, chúng tôi sẽ triển khai tiếp phương án này”, bà Trần Thị Phương Lan cho biết.
Thời điểm giãn cách vừa qua, Thành phố Hà Nội từng phải đối mặt với khó khăn khi liên tiếp phải dừng hoạt động tới 34 chợ, trong đó, hầu hết là các chợ đầu mối và 65 cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố do xuất hiện ca F0 và F1. Trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhu yếu phẩm, thành phố đã kịp thời điều phối hàng hóa, điều phối xe đến địa bàn có tâm dịch, tăng cường lượng hàng vào hệ thống chợ, hệ thống phân phối còn đang hoạt động. Bên cạnh đó, thành phố đã quyết định sử dụng 5 địa điểm tại ngoại thành để tập kết hàng hóa duy trì nguồn cung vào thành phố và thực hiện giãn cách các chợ đầu mối.
Với nguồn nhân lực của các siêu thị, cửa hàng tiện ích phải đi cách ly do tiếp xúc với F0, Sở Công Thương đã hỗ trợ các hệ thống phân phối phối hợp với Đoàn Thanh niên của thành phố, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và công đoàn để cung cấp cho người lao động đang bị mất việc làm, đảm bảo đủ lao động cho hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thiết yếu. Đồng thời, đề xuất với Thành phố Hà Nội cho nhóm trong chuỗi cung ứng hàng hóa được vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine.
Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, do luôn đảm bảo nguồn cung, nên hiện tượng tăng giá hầu như không xảy ra: “Sở Công Thương cũng phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả ở các hệ thống phân phối cũng như ở chợ dân sinh. Đặc biệt, khi chúng tôi tiếp nhận thông tin chợ nào có thực phẩm đang tăng giá, chúng tôi phối hợp và cho kiểm tra ngay và giá cả vẫn ở mức bình thường có những hôm có mặt hàng chỉ tăng nhẹ 5-7%”./.
(Theo VOV)
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê -
Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam -
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD -
Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
- Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
- Nông sản Việt vươn xa nhờ liên kết chuỗi giá trị
- Cách “phục sức” tối ưu cho cây có múi sau thời kỳ nuôi quả bằng phân bón Văn Điển
- Nông dân Thủ đô tăng thu nhập nhờ áp dụng mô hình khuyến nông tiên tiến
- Ngành Nông nghiệp tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm
- Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.