Hà Tĩnh: Hội đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân
Thực hiện phương châm “Cho cần câu hơn cho xâu cá”
Với phương châm “cho cần câu hơn cho xâu cá”, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh xác định đào tạo nghề, cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật cho ND là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ đó tăng cường chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh dạy nghề, tập huấn cho hội viên, ND; chú trọng khâu thực hành để sau đào tạo nghề hội viên, ND có thể tạo việc làm từ nghề đã học.
Các cấp Hội đã trực tiếp đào tạo nghề cho 2.292 lao động nông thôn, phối hợp đào tạo 14.410 lao động; Tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn để nhân ra diện rộng như: Triển khai Đề án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển mô hình nuôi ong lấy mật” tại xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên; xây dựng 13 mô hình trồng cây ăn quả (ổi, cam, bưởi) theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TX. Kỳ Anh; 7 mô hình sản xuất lúa tại các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; xây dựng mô hình trồng rừng FSC, mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi và mô hình “5 không” tại huyện Vũ Quang…; Tổ chức 367 cuộc hội thảo, tư vấn việc làm cho trên 15.000 lao động, giới thiệu 514 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Các cấp Hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng cho hội viên, ND vay vốn sản xuất, kinh doanh. Hiện nay tổng dư nợ phối hợp cho vay tại các ngân hàng là 3.745,787 tỷ đồng, cho 60.856 hộ vay, tăng 1.490,841 tỷ đồng so với 5 năm trước. Ngoài ra, các cấp Hội còn phối hợp quản lý cho vay 55,553 tỷ đồng nguồn Quỹ Hỗ trợ ND (tăng 22,874 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ); phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng 42.800 tấn phân bón các loại, 120 tấn phân hữu cơ vi sinh, 100 tấn vôi, 210.000 cây giống các loại.
Bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN (đứng giữa) chứng kiến lễ ký thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội ND và Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh.
Để giúp ND hạn chế được tình trạng “được mùa mất giá”, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã ban hành Đề án “Xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2023”; tổ chức ký kết và triển khai thực hiện “Thỏa thuận hợp tác giữa Hội ND Việt Nam và Bưu điện Việt Nam về việc Hỗ trợ ND chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025”; thành lập các gian hàng tham gia các hội chợ, lễ hội cam, Festival sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh... nhằm hỗ trợ ND kết nối tiêu thụ nông sản. Hiện nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ thành lập được 27 cửa hàng nông sản an toàn, cập nhật thông tin 34.000 hộ sản xuất, kinh doanh, 128 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn; đã kết nối tiêu thụ trên 2.500 tấn nông sản cho ND trong và ngoài tỉnh...
Nhiều hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên
Được dạy nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ vay vốn, cung ứng vật tư dưới hình thức trả chậm, đồng thời được hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản, nên ngày càng có nhiều ND năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, mở mang nghề mới, khôi phục các nghề truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập và tạo ra sản phẩm cho xã hội. 5 năm qua, toàn tỉnh có 1.069 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên, 5.889 hộ có thu nhập từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng... Hoạt động của các cấp Hội góp phần quan trọng làm cho nông nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Chăn nuôi phát triển đa dạng, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hươu, trâu, bò, lợn quy mô tập trung, theo hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp.
Hội ND tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ 25 con bò giống cho nông dân xã Hương Lâm, huyện Hương Khê.
Hoạt động hỗ trợ ND đã có sức hút và tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn giữa tổ chức Hội với hội viên, ND; góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao. 5 năm qua, tỉnh Hà Tĩnh kết nạp được 23.171 hội viên, nâng số hội viên trong tỉnh lên 227.479 hội viên, đạt tỷ lệ 86,7% số hội viên so với hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; thành lập được 653 tổ hội nghề nghiệp, 29 chi hội nghề nghiệp; tổ chức tập huấn kỹ năng, phương pháp công tác Hội cho 4.880 lượt cán bộ từ chi hội, tổ hội đến tỉnh. Chất lượng sinh hoạt Hội và chất lượng hội viên ngày càng được nâng lên. Tổ chức Hội các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở qua thực tiễn công tác đã có bước phát triển cả về trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, được cơ cấu cấp ủy, Hội đồng nhân dân các cấp và được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn.
Ban Thường vụ Hội ND Hà Tĩnh có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc xây dựng củng cố tổ chức Hội và tổ chức các hoạt động, gắn chặt nhiệm vụ của tổ chức Hội với nhiệm vụ chính trị của địa phương như: Ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HNDT về “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức Hội các cấp”; Nghị quyết số 02-NQ/HNDT “Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ ND”; Quyết định số về việc Ban hành Đề án xây dựng “Chuỗi Cửa hàng nông sản an toàn”…
Thời gian tới, Hội ND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết số 04,05,06 của BCH T.Ư Hội NDVN, cùng Nghị quyết số 01-NQ/HNDT và Nghị quyết số 02-NQ/HNDT của BCH Hội ND tỉnh về “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức Hội các cấp” và “Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ ND”, nhằm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ND, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Hoạt động công tác Hội và phong trào ND Hà Tĩnh những năm gần đây được Chính phủ, T.Ư Hội NDVN và tỉnh đánh giá cao. Từ năm 2017 đến nay, Hội ND Hà Tĩnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; năm 2017, 2020 được T.Ư Hội tặng Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua; năm 2018 được T.Ư Hội tặng Cờ Đơn vị xuất sắc nhiệm kỳ 2013 – 2018; năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; năm 2021 được T.Ư Hội NDVN tặng danh hiệu đơn vị xuất sắc và UBND tỉnh tặng Bằng khen; năm 2022 được T.Ư Hội NDVN xếp loại xuất sắc và tặng Bằng khen...
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh