Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hải Dương: Tăng cường phòng, chống chuột phá hoại nông sản

Ngô Chức - 08:11 04/04/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Vừa qua, Sở NN&PTNT Hải Dương đã có văn bản số 634/SNN - TTBVTV gửi các huyện, thị xã và thành phố trong địa bàn tỉnh cũng như các đơn vị có liên quan nhằm nâng cao tinh thần diệt, phòng chống chuột phá hoại nông sản.

Theo đó, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản số 634/SNN-TTBVTV gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị đối với UBND các huyện, thị xã và thành phố tiếp tục tổ chức triển khai tốt các đợt diệt chuột đồng loạt, tập trung trên địa bàn theo Kế hoạch số 4407/KH-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Hải Dương về việc diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2024; đồng thời tăng cường chỉ đạo chính quyền các xã phường, thị trấn tăng cường truyên truyền, quán triệt người dân trên địa bàn tuyệt đối không diệt chuột bằng điện; có biện pháp đảm bảo an toàn cho vật nuôi, môi trường... khi tổ chức đánh bả chuột; tích cực bảo vệ mèo, nuôi mèo để diệt chuột bảo vệ sản xuất theo Kế hoạch số 1665/KH-SNN ngày 25/08/2023 của Sở NN&PTNT

Phương pháp phòng, bắt chuột thủ công vẫn được nhiều địa phương áp dụng hiệu quả.

Tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường phối hợp với đơn vị chuyên môn của Sở NN&PTNT để tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn biện pháp diệt chuột cho nông dân; thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc diệt chuột trên địa bàn; thường xuyên thông tin, báo cáo về kết quả công tác diệt chuột trên địa bàn cho Sở NN&PTNT (qua chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật).

Thanh tra Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc thuốc diệt chuột trên địa bàn tỉnh; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, sử dụng thuốc diệt chuột bị cấm hoặc không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

 Đối với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp diệt chuột cho nông dân, tổ đội diệt chuột; Cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh và sử dụng thuốc diệt chuột trên địa bàn tỉnh, thường xuyên tổng hợp, báo cáo về kết quả công tác diệt chuột trên địa bàn tỉnh cho Sở NN&PTNT để kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo.

Diệt chuột bằng thuốc hóa học (còn gọi là đánh bả chuột) vẫn đang được sử dụng rộng rãi để làm giảm nhanh mật độ chuột trên đồng ruộng nhưng người sử dụng cần phải lưu ý nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn.

Trước đó, Sở NN&PTNT Hải Dương đã triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 và Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2024. Theo đó toàn tỉnh sẽ triển khai diệt chuột trên tổng diện tích 139.335ha (gồm: lúa 2 vụ 109.190ha; rau màu 2 vụ 19.169ha và 10.976ha cây ăn quả trồng tập trung).

Thời điểm diệt chuột sẽ được triển khai thành 8 đợt tập trung, trong đó vụ Xuân 3 đợt; vụ Mùa 3 đợt và vụ Đông 2 đợt. Cũng theo Kế hoạch, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí cấp cho các huyện, thành phố, thị xã để mua thuốc diệt chuột trong 1 đợt diệt chuột tập trung (đợt 1 hoặc đợt 4 của Kế hoạch).

Thái Bình: Lúa bị chuột phá hoại và trách nhiệm của doanh nghiệp
Theo phản ánh của bà con nông ở tỉnh Thái Bình về nạn “chuột tặc” phá hại mùa màng, ngày 31/03/2021, Tạp chí điện tử Làng Mới có bài viết “Thái Thụy (Thái Bình): Nỗi lo “chuột tặc” của bà con nông dân”. Phóng viên đã có dịp trở lại địa phương này để tìm