Hàng nghìn người dự hội thi đấu bò đầu xuân ở Điện Biên mùng 2 Tết
Hội thi đấu bò trong dịp đầu xuân năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở huyện vùng cao Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Hội thi năm nay không chỉ thu hút đông đảo người dân, du khách đến dự hội mà số lượng chủ bò tham gia thi đấu cũng tăng lên, địa phương lân cận như Sơn La cũng tham dự.
Dù sáng 11/2 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán), Hội xuân Giáp Thìn 2024 của huyện Điện Biên Đông và hội thi đấu bò lần thứ 8 mới chính thức khai mạc, song các chủ bò tham dự thi đấu đã có mặt từ trước đó nhiều ngày.
Anh Giàng A Phệnh, một chủ bò thi đấu đến từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La chia sẻ, sau nhiều năm chỉ đến xem thi đấu, năm nay anh quyết định mua bò, chăm sóc kỹ lưỡng để tham gia dự thi. Bò đấu của anh là giống bò Lào, có thân hình vạm vỡ, các cơ bắp chắc khỏe, sừng cong, dài.
Để đảm bảo cho bò có sức khỏe tốt trước khi vào đấu, anh cùng nhiều thí sinh khác đã dựng lều bạt che chắn gió cho vật đấu, tăng cường thức ăn, xoa bóp và làm tâm lý cho bò trước khi vào trận chính thức.
Hội thi đấu bò Điện Biên Đông năm nay thu hút 74 chủ bò đến từ nhiều xã của huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) và nhiều xã lân cận của huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La).
Ông Vừ A Chứ, chủ bò đấu đến từ bản Tìa Ló, xã Noong U, huyện Điện Biên Đông, chia sẻ, tham dự hội thi đấu bò, ngoài việc muốn tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp đầu xuân năm mới cho mọi người, các chủ bò tham dự hội thi còn tranh thủ chia sẻ những kiến thức trong thực tế về chăn nuôi. Từ đó giúp nâng cao kiến thức chăm sóc vật nuôi, tạo thêm điều kiện về phát triển kinh tế.
Thi đấu bò trong dịp đầu xuân năm mới từ lâu đã trở thành nét văn hóa ở vùng cao Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Năm nay, hội thi đấu bò lần thứ 8 tiếp tục thu hút đông đảo sự tham gia của người dân và du khách. Theo ban tổ chức, ước tính số lượng người đến dự hội là khoảng 10.000 người đến xem và cổ vũ hội thi.
Chị Lan Anh, du khách đến từ thành phố Điện Biên Phủ chia sẻ, hội thi đấu bò thực sự rất cuốn hút và xứng đáng là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong dịp đầu xuân.
"Lần đầu tiên đến tham dự hội đấu bò của Điện Biên Đông, tôi thấy không khí rất vui, rất đông người đến tham dự, nhiều cặp bò thi đấu rất hăng, hấp dẫn. Một ngày đầu năm mới mà có hội xuân vui như vậy thì chắc chắn tôi sẽ còn quay lại tham dự vào năm sau và năm sau nữa", chị Lan Anh chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Tăng, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết, hội thi đấu năm nay, Ban tổ chức tiếp tục đấu chọi bằng hình thức thi đấu theo cặp, loại trực tiếp và tính thời gian để chọn ra bò thắng cuộc. Sự vào cuộc ngay của các con bò dự thi đã đem đến những giây phút thi đấu gay cấn, những trận đấu hay, miếng đánh đẹp mắt cho người xem.
Để tạo thuận lợi cho các chủ bò đến dự thi, ngoài tiền thưởng thì địa phương cũng hỗ trợ tiền vận chuyển bò để khuyến khích người dân tham gia thi đấu vào năm sau. Từ đó tiếp tục đưa hội thi đấu bò trở thành nét văn hóa riêng có của địa phương trong dịp đầu xuân năm mới.
"Ngoài đấu bò, vẫn còn nhiều hoạt động vui xuân khác. Tuy nhiên đấu bò gắn liền với phong tục tập quán của bà con nhân dân ở đây. Chúng tôi nhân rộng việc này ra hàng năm tổ chức và muốn rằng đây là một tiềm năng lợi thế của huyện Điện Biên Đông, duy trì được hoạt động này sẽ trở thành một điểm du lịch, chuỗi hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên trên bản đồ du lịch của tỉnh", ông Nguyễn Văn Tăng cho biết.
Được hình thành từ lâu trong các lễ hội của cộng đồng nhân dân các dân tộc trên địa bàn, tuy nhiên, những năm gần đây, nét văn hóa đấu bò mới được thực sự quan tâm chú trọng, gìn giữ. Từ đó không chỉ tôn vinh những hộ gia đình nuôi bò giỏi mà còn tạo điều kiện cho các hộ gia đình chăn nuôi bò trên địa bàn được giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi bò, thúc đẩy người dân hăng hái lao động sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình để giảm nghèo nhanh và bền vững.
Theo VOV
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc Ninh -
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa
- Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết