Học sinh dân tộc thiểu số chung tay bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống
Đắk Lắk là địa phương giàu bản sắc văn hóa với hơn 49 dân tộc anh em cùng chung sống. Ngành giáo dục tỉnh đã triển khai mạnh mẽ hoạt động đưa văn hóa truyền thống truyền dạy cho học sinh dân tộc thiểu số.
Cách làm này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc ở các địa phương.
Giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở Cư M’gar (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) có 155 học sinh với 13 dân tộc thiểu số, trong đó học sinh người Êđê chiếm 70%.
Theo bà Vương Thị Hương, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học, Nhà trường quan tâm đến việc bảo tồn phát huy văn hóa của các dân tộc. Vào đầu mỗi năm học, Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm như: biểu diễn, giới thiệu trang phục, ẩm thực của mỗi dân tộc, câu lạc bộ làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của một số dân tộc thiểu số…
“Nhờ việc xây dựng nhiều chương trình, quá trình yêu văn hóa, văn nghệ, quê hương, dân tộc của các em được ăn sâu vào tiềm thức. Sắp tới, Nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch để học sinh tăng cường tư duy trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc, đồng thời, tiếp thu tôn vinh văn hóa các dân tộc bạn,” cô Vương Thị Hương chia sẻ.
Em H Rên Niê Kđăm, học sinh lớp 8, phấn khởi cho biết em đã tham gia hoạt động dưới cờ, quảng bá bản sắc văn hóa của người Êđê như giới thiệu về các món ăn, bộ trang phục, nhạc cụ truyền thống… Các lớp sẽ lựa chọn ra bạn biết và hiểu rõ nhất để lên giới thiệu.
“Qua các buổi quảng bá, chúng em hiểu và biết nhiều văn hóa của các dân tộc khác nhau. Chúng em hứng thú và tiếp thu những nét đẹp của dân tộc bạn để phát triển bản sắc văn hóa dân tộc mình,” em H Rên chia sẻ.
Trường Trung học Phổ Thông Dân tộc Nội trú N’Trang Lơng (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) có 535 học sinh với 19 dân tộc. Để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về bảo tồn văn hóa các dân tộc cho học sinh, nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều chương trình, phong trào thể dục, thể thao, trò chơi dân gian, lễ hội giao lưu văn hóa, hoạt động ngoại khóa về di sản, văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Câu lạc bộ cồng chiêng của trường có khoảng 50 em học sinh tham gia. Các em đã hăng say, miệt mài luyện tập đánh chiêng, múa xoang. Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của “cô giáo” H Lệ Tiên Êya ( lớp 12A1) - là nghệ nhân trẻ, đang theo học tại trường.
Được sự chỉ bảo tận tình của người chị, các thành viên trong câu lạc bộ từ không biết gì đã có thể nhuần nhuyễn múa xoang, đánh chiêng.
Em Y Huy Byă, lớp 11A3, là thành viên tích cực trong Câu lạc bộ cồng chiêng và đã tham gia được 2 năm. Y Huy cho biết trước đây, em không biết đánh chiêng. Mới tiếp xúc với chiêng, em thấy khó khăn. Sau khi tập một thời gian, em thấy thú vị. Từ đây, em sẽ cố gắng luyện tập, gìn giữ để tiếng chiêng được mãi lưu truyền.
Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ Thông Dân tộc Nội trú N’Trang Lơng Trần Châu Thỏa cho biết xác định tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa các dân tộc, Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động như: gìn giữ, giới thiệu trang phục, nhạc cụ, công cụ lao động, món ăn ẩm thực…để các em có sự giao thoa lẫn nhau, nhằm khơi dậy lòng yêu nước, yêu quê hương, dân tộc và để các em thấy được tính cần cù chịu khó, siêng năng, sự anh dũng kiên cường trong công cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước, từ đó, các em gìn giữ và phát huy.
“Nhà trường chú trọng thành lập các đội chiêng, múa dân gian. Mỗi học sinh ở đầu cấp có một bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Trong những ngày hội, ngày lễ, các em khoe những bộ trang phục của mình và thấy tự hào vì được đại diện cho một dân tộc của 49 dân tộc anh em tại tỉnh Đắk Lắk, cùng chung sức xây dựng bảo vệ quê hương giàu đẹp,” ông Trần Châu Thỏa thông tin.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp cho biết hiện nay, văn hóa bị tác động nhiều yếu tố, đặc biệt từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi phát huy được bản sắc văn hóa trong nhà trường, học sinh hiểu biết rõ văn hóa địa phương, đất nước. Từ những bài học gần gũi, những trải nghiệm thực tế, học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị văn hóa địa phương, dân tộc nơi mình sinh sống, để yêu quê hương, đất nước mình hơn, từ đó, tu dưỡng rèn luyện tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi và những công dân tốt.
Thông qua việc giao thoa văn hóa các dân tộc, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa bớt tự ti, mặc cảm, dám đấu tranh với hủ tục và mê tín dị đoan ở buôn làng, giữ gìn những nét đẹp, loại bỏ đi những hủ tục lạc hậu.
Tiếp tục lưu truyền, gìn giữ
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ Thông Dân tộc Nội trú N’Trang Lơng Trần Châu Thỏa cho biết nhận thấy nhà trường đã đi đúng hướng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục tổ chức các câu lạc bộ thể dục, thể thao, âm nhạc, kỹ năng sống, ẩm thực… Tùy theo năng khiếu, sở thích của các em để xây dựng các tiết mục bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, các em nhận thấy mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa độc đáo riêng, để từ đó học hỏi, đúc kết, giao thoa vào môi trường trường học.
Nhằm góp phần giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức Ngày hội giao lưu văn hóa, văn nghệ các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, Phổ thông Dân tộc Bán trú tại Trường Trung học Phổ Thông Dân tộc Nội trú N’Trang Lơng.
Ngày hội có sự tham gia của 511 học sinh ưu tú, đại diện cho các học sinh đến từ 16 trường Phổ thông Dân tộc nội trú và 4 trường Phổ thông Dân tộc Bán trú trên địa bàn tỉnh.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp, để phát huy và đẩy mạnh phong trào xây dựng, giữ gìn bản sắc văn hóa trong nhà trường, nhất là trong bối cảnh đổi mới Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, việc cần thiết đầu tiên phải xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện theo hướng mở; xây dựng văn hóa nhà trường gắn liền với văn hóa của địa phương; tích hợp, lồng ghép giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong dạy học các môn học và hoạt động giáo dục một cách hiệu quả; phát huy việc dạy học thông qua di sản, tổ chức hiệu quả dạy học giáo dục địa phương.
Bên cạnh đó, các nhà trường trường cần linh hoạt trong việc hướng đến các thiết chế văn hóa và loại hình đa dạng là những bảo tàng, di sản vật thể (di tích văn hóa, thiên nhiên, lịch sử, cách mạng, kháng chiến, di sản thiên nhiên, di sản phi vật thể), nhất là những nhân chứng sống ở xung quanh và gần gũi với nhà trường… để làm sống động những giá trị văn hóa, từ đó học sinh có thể tìm hiểu và phát huy thêm.
Bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối tiếp các thế hệ./.
Theo TTXVN
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa -
Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024 -
Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
- Các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6
- Sửa đổi Luật điện lực để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay