Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
Giữ vững tiêu chí trọng tâm
Vượt chặng đường 15 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã đạt được kết quả nổi bật: Toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (181/181 xã); 33,1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (60/181); 8,3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (15/181 xã); 10/13 đươn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2023 đạt 49,23 triệu đồng; 100% thôn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, trong đó 1.181 khu dân cư, hơn 9000 vườn mẫu đạt chuẩn.
Bên cạnh ghi dấu những kết quả đạt được, Hà Tĩnh cũng đã đan xen không ít thách thức làm cản trở quá trình xây dựng, bảo vệ thành quả nông thôn mới. Đặc biệt, khó khăn về dịch bệnh, thiên tai… nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên đã trở thành một “điểm tựa” vững vàng trong gian khó.
Nói về cách thức giữ tiêu chí, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiêm Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng: Giữ được kết quả trong xây dựng nông thôn mới cần nhiều yếu tố nhưng các tiêu chí về sản xuất và môi trường phải luôn được chú trọng để đảm bảo tính bền vững, nhất là với địa phương đặc thù như Hà Tĩnh khi phải thường xuyên đối mặt với thiên tai.
Ngay tại huyện Thạch Hà - một trong những địa phương đi đầu của tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng NTM, trong 2 đợt lũ lụt diễn ra từ ngày 18/10 đến 25/10/2020 và từ ngày 29/10 đến ngày 3/11/2020 tại địa phương này, đã khiến hơn 2.000 ngôi nhà bị ngập, 5.500 vườn hộ bị ngập thiệt hại từ 30 -100%, 28.6ha rau màu bị thiệt hại; 130.1km hàng rào xanh bị ngập, trong đó có 52.5km hàng rào xanh bị chết; 30.65km đường giao thông bị sụt lút, sạt lở lề; 13 nhà văn hóa bị ngập, hư hỏng các thiết chế văn hóa…
Ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, cho biết: “Thực tế cho thấy, nhiều tiêu chí đã đạt chuẩn trước nguy cơ mất chuẩn. Đáng chú ý, hơn 1.000 công trình xử lý nước thải sinh hoạt sau đợt mưa lũ phải cải tạo lại, hệ thống cây bóng mát bị gãy đổ chết; tình trạng rác thải trôi dạt sau mưa lũ gây ô nhiễm vệ sinh môi trường”.
Không buông xuôi trước sự tàn phá của thiên tai, ngay sau khi nước rút, công tác thu dọn vệ sinh môi trường được đặt lên hàng đầu. Trên tinh thần đó, huy động tất cả các cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, các hộ gia đình tiến hành tổng dọn vệ sinh phóng quang đường làng ngõ xóm, với phương châm nước rút đến đâu làm sạch môi trường đến đó và nhanh chóng phục hồi sản xuất. Nhờ giữ vững được tiêu chí trọng tâm, Thạch Hà tiếp tục tự tin duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Có thể dễ nhận thấy ở người dân Hà Tĩnh, song với tinh thần càng khó khăn, càng quyết tâm, nỗ lực. Để rồi, họ xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
“Đỡ đầu” - Điểm tựa tăng nguồn lực
Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đối chiếu 19 tiêu chí theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, các tiêu chí của Hà Tĩnh đều thấp hơn so với bình quân chung của cả nước; số tiêu chí bình quân/xã đạt 3,5 tiêu chí; có 78% xã đạt dưới năm tiêu chí, đặc biệt có 8,5% số xã không đạt tiêu chí nào; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 8,46 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24%, gấp 1,38 lần cả nước.
Hưởng ứng chủ trương của tỉnh Hà Tĩnh, quá trình xây dựng NTM ở mỗi xã đều có ít nhất một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đỡ đầu, hỗ trợ. Nếu không phải người trong cuộc, ít ai biết được nguyên do vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, địa phương đã hoàn thành các tiêu chí, mặc dù xuất phát điểm nhiều khó khăn. Đến đầu năm 2024, Hà Tĩnh hân hoan khi 100% xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong thành quả đó có dấu ấn đậm nét từ các đơn vị đỡ đầu, tài trợ.
Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025″, nhiều tổ chức, đơn vị được giao đỡ đầu, tài trợ đã có các hoạt động tích cực, thiết thực để giúp đỡ các thôn, xã xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ hỗ trợ về giá trị vật chất mà hoạt động đỡ đầu còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần, góp phần tạo khí thế và động lực xây dựng NTM ở các địa phương.
Ông Phan Kỳ – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, cho biết: Trong những khó khăn đặc thù của huyện miền núi Hương Khê, hoạt động đỡ đầu đã mang lại kết quả đáng trân trọng. Không chỉ tạo nguồn lực, cơ sở vật chất mà hoạt động này góp phần khơi dậy tinh thần cho địa phương và người dân trong phong trào thi đua xây dựng NTM. Có thể khẳng định, trong năm 2023, 4 xã cuối cùng của huyện và cũng là của tỉnh đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM có sự đóng góp rất lớn của những tổ chức, đơn vị đỡ đầu, tài trợ.
Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh, tổng kinh phí kêu gọi đỡ đầu, tài trợ xây dựng NTM năm 2023 là 95,522 tỷ đồng. Trong đó, các tổ chức, đơn vị được giao, chấp thuận đỡ đầu, tài trợ xây dựng NTM theo các Quyết định số 834/QĐ-UBND và số 912/QĐ-UBND của UBND tỉnh là 15,723 tỷ đồng.
Ngoài các tổ chức, đơn vị được UBND tỉnh giao, chấp thuận đỡ đầu, tài trợ xây dựng NTM còn có nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ các địa phương xây dựng NTM. Nổi bật trong số đó là việc huy động nguồn lực xã hội hoá xây dựng “Nhà Văn hoá cộng đồng - Ngôi nhà trí tuệ” kết hợp tránh lũ với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Được biết, chỉ riêng trong năm 2022, Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng 43 mô hình “Ngôi nhà trí tuệ - Nhà Văn hoá cộng đồng” với công năng hiện đại, góp phần thực hiện các tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các địa phương, đồng thời là nơi đảm bảo an toàn cho người dân khi xảy ra mưa lũ.
Tiếp sức bằng các cơ chế, chính sách hiệu quả
Đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Văn Việt, cho hay: “Ngay từ khi bắt đầu, Hà Tĩnh xác định, xây dựng nông thôn mới là cơ hội để phát triển, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt có tác động lớn, toàn diện đến nông thôn. Vì vậy, tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, kích hoạt, thưởng theo kết quả đầu ra; phân cấp, trao quyền chủ động cho cơ sở, người dân và cộng đồng….”
Trong hành trình này, người dân Hà Tĩnh đã được “tiếp sức” bằng các cơ chế, chính sách có hiệu quả của Nhà nước, chính quyền các cấp. Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh và cân đối bố trí nguồn lực thực hiện hằng năm.
Cụ thể, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 123/2018/NQ - HĐND về một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và các cơ chế chính sách xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2020; Nghị quyết số 44/2021/NQ - HĐND về một số chính sách hỗ trợ tạo nguồn lực xây dựng thành công Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2022 - 2025; Nghị quyết số 51/2021/NQ - HĐND về quy định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025.
Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, điều kiện thực hiện các tiêu chí nông thôn mới còn khó khăn, nhưng nhờ sự hỗ trợ kịp thời của các cấp cùng sự đoàn kết, quyết tâm cao của bà con nhân dân, đến nay xã Đức Liên, huyện Vũ Quang đã đạt nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Hiện, xã Đức Liên đang tiếp tục triển khai các tiêu chí chưa đạt, sớm đưa xã về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối năm nay.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, cho biết: “Nhờ có các cơ chế hỗ trợ, tình hình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM có bước phát triển vượt bậc. Đến nay, toàn huyện có 9/9 xã đạt chuẩn NTM, 5 xã đạt NTM nâng cao, 64/73 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu, có 1.575 vườn hộ đạt tiêu chuẩn vườn mẫu và đang phấn đấu đạt huyện chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025. Đến nay, địa phương cũng có 13 sản phẩm nông nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao”.
Các cơ chế, chính sách được ban hành đã nhanh chóng vận dụng vào thực tế sản xuất. Theo đó, mỗi năm đã có hàng trăm tỷ đồng được hỗ trợ để xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, tạo sức lan tỏa, động lực lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đươc biết, Hà Tĩnh hiện có hàng nghìn mô hình sản xuất cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Những mô hình kinh tế trang trại, gia trại, chăn nuôi quy mô lớn, doanh thu trên 1 tỷ đồng ngày càng nhiều làm cơ sở giữ vững tiêu chí sản xuất - Một trong những tiêu chí trọng tâm đảm bảo bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương -
Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực -
Sơn Động xây dựng nông thôn mới: Dễ làm trước, khó làm sau -
Sơn La: Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại sản phẩm OCOP
- Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 2): Đổi thay vùng “rốn lũ”
- Tháo gỡ khó khăn đưa "nông thôn mới" về đích đúng hẹn
- An Giang, thêm một công trình dân sinh khánh thành trên xã nông thôn Vĩnh Lợi
- Nông thôn Ninh Bình hướng tới văn minh, hiện đại
- Chung sức đồng lòng đưa Nghi Phong đạt chuẩn nông thôn mớinâng cao
- Xây dựng nông thôn mới trong lòng Di sản Hoa Lư
- Gắn xây dựng nông thôn mới với du lịch cộng đồng
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay