Hội Làm vườn Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, chuyển giao giống, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên
Hội Làm vườn Việt Nam ra đời năm 1986. Đến nay, Hội có hội viên ở 54 tỉnh, thành phố, 493 quận, huyện, 6.197 hội cấp xã và 18.481 chi hội thôn với trên 840.000 hội viên, trong đó có các hội viên là những người làm vườn, chủ trang trại, giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh liên quan lĩnh vực nông nghiệp.
Phong trào làm kinh tế VAC trên cả nước và tại các tỉnh, thành phía Nam nói riêng ngày càng phát triển rộng khắp ở nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng, theo hướng nông nghiệp hàng hóa, sinh thái bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn thu nhập ổn định, giúp cho hộ nghèo thu hẹp, hộ giàu tăng lên... góp phần phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.
Năm 2022 diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kéo dài; lạm phát duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ; xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia; thời tiết diễn biến bất thường ở nhiều châu lục… Tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo giảm so với các dự báo đưa ra trước đó.
Trong bối cảnh đó, năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid - 19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
Năm 2022, ngành Nông nghiệp đã có những tăng trưởng mạnh mẽ dù có hàng loạt khó khăn, thách thức như thiên tai dịch bệnh, giảm đơn hàng do lạm phát…Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp đạt trên 53 tỷ USD, vượt xa mục tiêu Chính phủ giao. Đây là đột phá lớn thể hiện những chuyển biến về tư duy thị trường của từng địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản có những dấu ấn đáng tự hào như: ngành Thủy sản lần đầu tiên xuất khẩu chạm mốc 10,14 tỉ USD, tăng 27%. Đến nay, Việt Nam có 8 sản phẩm nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt trên 11,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị phần; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 8,3 tỷ USD, chiếm 18,5% thị phần; thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 7,8%; thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,1 tỷ USD, chiếm 4,7%.
Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Trưởng cơ quan Phụ trách phía Nam - Hội Làm vườn Việt Nam cho biết: Với những lợi thế và cơ hội từ các FTA, cùng với các biện pháp hỗ trợ, sẽ sớm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp cận thị trường và phục hồi sản xuất tốt hơn, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt thực hiện các hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng từ các FTA mang lại thì xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới từ hàng rào kỹ thuật như: Kiểm dịch động, thực vật; quy trình sản xuất, quản lí chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)…
Khép lại năm 2022 với những kết quả rất đáng trân trọng. Đây là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự linh hoạt điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, sự cố gắng quyết tâm của đội ngũ doanh nhân và người sản xuất đã giúp cho ngành Nông nghiệp đạt được một kết quả ngoài mong đợi.
Thời gian qua, mọi hoat động sản xuất kinh doanh của hội viên Hội Làm vườn Việt Nam đều gắn với các phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, chương trình phát triển xây dựng nông thôn mới của địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, thành viên, cộng đồng. Hội Làm vườn Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ với đơn vị, tổ chức, viện, trường, chuyên gia trong nước và quốc tế liên quan lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất đến hội viên.
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh