Hội Nông dân - “điểm tựa” thoát nghèo ở Lang Quán
Phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo để có hướng giúp đỡ phù hợp
Xã Lang Quán hiện có 16 thôn, 1.676 hộ với 7.239 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 65%. Để việc thực hiện giảm nghèo có hiệu quả, chính quyền xã đã phối hợp với các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… tiến hành rà soát, phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo để có hướng giúp đỡ phù hợp. Đặc biệt, thời gian qua xã đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo.
Trong năm 2019, toàn xã có 16 hộ nghèo được vay vốn và hỗ trợ làm nhà mới. Trong đó có 11 hộ được hỗ trợ vay vốn làm nhà mới với mức lãi suất thấp 0,25%/tháng và 5 hộ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ từ nguồn Quỹ Vì người nghèo của xã. Cùng với đó, xã cũng vận động nguồn lực từ các tổ chức thiện nguyện nhằm giúp các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Tiêu biểu như: Gia đình chị Đặng Thị Ngọc, hộ nghèo tại thôn 8 có con trai bị mắc bệnh ung thư máu đã được nhóm “Chung tay vì ngày mai tốt đẹp”, Quỹ Vì người nghèo của xã hỗ trợ 28 triệu đồng làm nhà mới.
Gia đình anh Phạm Minh Hiền, thôn 10 trước đây là hộ đặc biệt khó khăn của xã. Anh có 3 con nhỏ, 2 vợ chồng lại đau ốm triền miên, nên kinh tế gia đình không ổn định. Anh Hiền nói, năm 2018, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã… gia đình anh đã được hỗ trợ 10 triệu đồng và vay thêm 20 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để xây nhà mới. Từ khi có ngôi nhà kiên cố, vợ chồng anh yên tâm chữa bệnh, tập trung phát triển kinh tế. Năm 2019, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo từ mô hình nuôi trâu vỗ béo, đời sống ngày càng ổn định hơn.
Gia đình bà Đỗ Thị Chỉ, thôn 10, xã Lang Quán được hỗ trợ vay vốn làm nhà, vươn lên thoát nghèo.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng được xã quan tâm chú trọng. Tính đến thời điểm này, toàn xã có 4.480 lao động có việc làm thường xuyên, đạt 100%. Bên cạnh đó, để bà con phát triển kinh tế hiệu quả, xã đã phối hợp với Hội Nông dân, Trung tâm Dạy nghề huyện mở các lớp dạy nghề cho người lao động. Từ năm 2017 đến 2019, có 175 lao động là hộ nghèo được tham gia các lớp đào tạo nghề như: Sửa chữa máy nông nghiệp, làm chổi chít, trồng cây ăn quả có múi, pha chế thuốc bảo vệ thực vật… Xã cũng phối hợp với các công ty tuyển dụng lao động mở hội nghị tư vấn việc làm cho thanh niên. Hiện tại, toàn xã có trên 300 thanh niên tham gia làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước với mức thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng và 6 người xuất khẩu lao động tại các nước Nhật Bản, Đài Loan...
Anh Đặng Văn Dũng, thôn 2 chia sẻ, trước đây anh làm việc tự do nhiều nơi, nguồn thu nhập không ổn định, cuộc sống bấp bênh. Được sự giới thiệu, tư vấn của Đoàn thanh niên xã, anh đã trở về địa phương làm việc tại Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang. Với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng cuộc sống gia đình anh nay đã ổn định hơn.
Cùng với đó, xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo khác như: Hỗ trợ bà con vay vốn phát triển sản xuất; khuyến khích người dân tận dụng đất lâm nghiệp phát triển kinh tế từ trồng rừng; tăng cường công tác tuyên truyền, khơi dậy tinh thần tự lực, đổi mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình… Từ đó chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Bằng nhiều giải pháp cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm từ 11,6% xuống còn 8,3%. Thời gian tới, xã tiếp tục tập trung vào một số giải pháp như: Tạo việc làm, hỗ trợ vốn xóa nhà tạm; giúp các hộ nghèo kiến thức, khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tế trồng trọt, chăn nuôi… Từ đó, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vai trò “điểm tựa” của Hội Nông dân trong công tác giảm nghèo
Định hướng, tư vấn cho hội viên nông dân phát huy những tiềm năng, thế mạnh ở địa phương; tín chấp hỗ trợ cho vay các nguồn vốn; phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… là những hoạt động mà Hội Nông dân xã Lang Quán, huyện Yên Sơn đang tích cực triển khai thực hiện nhằm giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế.
Đây là vụ thứ 2 nông dân ở Lang Quán tham gia liên kết trồng dưa chuột với HTX trồng trọt, chăn nuôi Đại Thắng, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang). Người dân được cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ nếu có nhu cầu. Ngoài ra trong quá trình sản xuất HTX đã cử cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở hướng dẫn nhân dân kỹ thuật làm đất, trồng, chăm sóc theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dưa. Sản phẩm dưa được HTX thu mua theo giá thị trường. Ngoài ra HTX còn thường xuyên tổ chức đối thoại với bà con nông dân giải quyết những với mắc trong quá trình sản xuất, thu mua, mở rộng diện tích.
Ông Đặng Văn Mạnh ở xóm 9 cho biết: Sau nhiều năm loay hoay để tìm hướng phát triển kinh tế, đến nay ông đã lựa chọn được hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế gia đình. Thông qua tuyên truyền của tổ chức Hội Nông dân xã gia đình đã tham gia trồng dưa chuột theo mô hình liên kết này và đã đem lại thu nhập ổn định, gia đình rất yên tâm, tin tưởng vào hiệu quả mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị này.
Mô hình liên kết trồng dưa chuột với HTX trồng trọt, chăn nuôi Đại Thắng của gia đình ông Đặng Văn Mạnh ở xóm 9, xã Lang Quán.
Với mục tiêu “Trao cần câu không trao con cá”, Hội Nông dân xã Lang Quán đã định hướng khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương cho hội viên nông dân. Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong toàn thể hội viên nông dân. Đến nay, toàn hội có trên 200 hộ sản xuất kinh doanh các cấp.
Hội đã làm tốt việc liên kết hội viên tham gia thành lập 2 chi hội nghề nghiệp nuôi ong và chăn nuôi dê tại địa phương. Từ đó tạo điều kiện cho các hội viên chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả. Bên cạnh đó, phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo nguồn vốn vay ổn định cho hơn 190 nông dân phát triển sản xuất với tổng dư nợ trên 8,8 tỷ đồng.
Người dân tham gia chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê tại xã Lang Quán
Hiệu quả từ các phong trào thi đua, hoạt động hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân xã Lang Quán đã và đang góp phần nâng cao đời sống cho hội viên nông dân và tạo diện mạo nông thôn khởi sắc. Tổ chức Hội trở thành “điểm tựa” vững chắc cùng hội viên sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh