
Ban Thường vụ (BTV) Hội Nông dân huyện Quỳ Châu đã chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, vận động hội viên nông dân che chắn chuồng trại, chuẩn bị thức ăn cho trâu bò.
Phong trào “may áo ấm cho trâu, bò” bằng bạt
Theo diễn biến của thời tiết hiện nay, thực hiện chỉ đạo của BTV Hội Nông dân huyện về phòng, chống rét cho vật nuôi, BTV Hội Nông dân xã Châu Tiến đã tuyên truyền cho hội viên nông dân để biết, bên cạnh đó cán bộ, hội viên cũng thực hiện phong trào “may áo ấm cho trâu bò” tặng cho các hộ chăn nuôi chưa đảm bảo được chuồng trại hợp lý trên địa bàn xã.
Hội Nông dân xã Châu Tiến trao tặng áo ấm trâu, bò cho hội viên, hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Ảnh: L.N
Theo ông Sầm Đức Hoài - Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Tiến cho biết: “Thực hiện chủ trương của Hội Nông dân huyện Quỳ Châu về tăng cường các hoạt động phòng, chống đói rét cho vật nuôi. Hội Nông dân xã đã tổ chức triển khai tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho một số bà con chăn nuôi trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho vật nuôi. Bên cạnh đó Hội đã triển khai hoạt động trao tặng bạt che chắn chuồng trại cho một số hộ chăn nuôi có khó khăn, với hơn 200m bạt trao tặng cho hội viên”.
Tại Thị trấn Tân Lạc, BTV Hội Nông dân thị trấn đã phối hợp với UBND cùng với Chi hội Nông dân khối Hoa Hải triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống đói rét cho trâu, bò và triển khai phong trào may áo ấm. Hội đã hỗ trợ, trao tặng 30 bộ áo ấm cho các hộ hội viên tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi trâu bò khối Hoa Hải.
Hội Nông dân thị trấn Tân Lạc trao tặng cho hội viên tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi trâu, bò 30 bộ áo ấm cho trâu, bò tại khối Hoa Hải. Ảnh: L.N
“Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo phát động Hội Nông dân các cấp tiếp tục triển khai hoạt động may "áo ấm" cho trâu, bò để phòng tránh rét. Đồng thời, trong ngày 20/12 Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã trực tiếp đến trao cho các hộ dân vật tư chống rét cho vật nuôi tại hai xã Châu Hoàn và Diên Lãm để may chiếc "áo ấm" cho trâu, bò chống rét. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã trao trên 600 chiếc "áo ấm" bằng bạt, trên 300m bạt che chắn chuồng trại với tổng số tiền trên 21 triệu đồng” - ông Sầm Trung Kiên – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳ Châu cho biết.
Chủ động tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi
Cùng với phong trào “may áo ấm cho trâu, bò”, BTV Hội Nông dân huyện cũng chỉ đạo Hội Nông dân 12 xã, thị trấn thực hiện các biện pháp hỗ trợ hội viên chủ động tăng cường phòng chống đói rét cho vật nuôi như: Gia cố chuồng trại, che chắn, đảm bảo chuồng đủ ấm, không bị gió lùa; thường xuyên dọn sạch phân rác và nền chuồng luôn khô ráo tránh ẩm ướt, rải rơm rạ cho trâu, bò nằm tăng độ ấm; Dự trữ chất đốt; Dự trữ và bảo quản các loại thức ăn, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp: rơm rạ, cây lạc, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; trồng cỏ voi, ngô dày... Chuẩn bị thức ăn tinh khoáng, vitamin để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét. Chăm sóc nuôi dưỡng; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò.
Ông Phạm Văn Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳ Châu trao tặng áo ấm trâu, bò cho hội viên tại xã Diên Lãm. Ảnh: T.K
Chủ động thực hiện các biện pháp chống rét như: Tu sửa chuồng trại, tập cho trâu, bò sáng đi ăn, chiều cho về chuồng, không thả rông trong đồi núi, làm giảm sức khỏe vật nuôi, giảm sức đề kháng vật nuôi ảnh hưởng đến khả năng chống chọi với thời tiết; Chất độn chuồng, che chắn tránh gió, cung cấp thức ăn và nước uống tại chuồng; tuyệt đối không thả rông tự do ngoài đồng, bãi chăn thả, trên rừng qua đêm; đốt lửa chống rét, mặc áo chống rét, vệ sinh chuồng trại...Trong những ngày rét đậm, rét hại trâu, bò thường xảy ra bệnh cước chân, biểu hiện thấy da chân bị sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng bị xung huyết, trường hợp bị bệnh nặng lớp biểu bì ở chân có chảy dịch màu vàng, tạo vết loét gây nhiễm trùng, nếu không điều trị kịp thời bị hoại tử làm cho con vật bị què, nặng hơn có thể bị kế phát các bệnh truyễn nhiễm khác. Do đó kịp thời phát hiện và báo cho cán bộ thú y xã để điều trị kịp thời.
Phòng chống đói rét và dịch bệnh đối với lợn cần phải cho chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh, không để gió lùa; làm chuồng úm đối với lợn con đang theo mẹ. Không rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C. Cho uống đủ nước sạch, ấm, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng loại lợn, tuổi lợn. Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y chăn nuôi an toàn sinh học và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Tai xanh, Lở mồm long móng…
Chuồng trại được phủ bạt kín bao quanh để làm ấm cho trâu, bò. Ảnh: L.N
Đối với phòng chống đói rét và dịch bệnh đối với gà và các loại gia cầm khác: Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện để sưởi ấm cho gia cầm. Mật độ chuồng nuôi hợp lý trong mùa đông đối với gà đẻ, gà thịt. Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gia cầm. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng. Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh như.
Bên cạnh các biện pháp phòng, chống đói rét, các hộ chăn nuôi cũng cần phải theo dõi sát sao tình trạng đàn vật nuôi của gia đình và báo cáo cho chính quyền UBND xã, Hội Nông dân các xã, thị trấn để kiểm tra, xử lý kịp thời khi vật nuôi có biểu hiện suy kiệt, xuất hiện triệu chứng bệnh do ảnh hưởng của giá rét.
- Hội Nông dân huyện Mèo Vạc giải ngân nguồn vốn vay kịp thời hỗ trợ nông dân nghèo
- Trung ương Hội NDVN: Khai trương Điểm trưng bày - kết nối - hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân
- Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên: Đa dạng hóa các kênh vay vốn giúp hội viên vay vốn thuận lợi
- Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đối thoại với nông dân
- “Nhà khoa học của Nhà nông” Mai Kiều Liên - Linh hồn của Công ty sữa lớn nhất Việt Nam
- Hội Làm vườn Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, chuyển giao giống, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên
- Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh