“Hội phải làm cho nông dân hiểu chính họ là chủ thể của nông thôn mới”
Đó là một trong nhiều nội dung quan trọng mà đồng chí Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Làng Mới về kết quả và những bài học quan trọng của Hội NDVN rút ra sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trao đổi với PV Tạp chí Điện tử Làng Mới, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm cho biết: Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011 về Hội Nông dân tham gia thực hiện Chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi tắt là chương trình nông thôn mới – PV).
Ban Thường vụ Trung ương Hội cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, đề án cụ thể theo từng chuyên đề để các cấp Hội có cơ sở triển khai các nhiệm vụ quan trọng này… Đây là những điều kiện quan trọng thúc đẩy các cấp Hội triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới đạt được những kết quả to lớn.
Thưa Phó Chủ tịch, các cấp Hội đã thực hiện công tác tuyên truyền vận động và huấn luyện hội viên nông dân xây dựng nông thôn mới như thế nào?
– Xây dựng nông thôn mới cũng như mọi việc khác, muốn làm tốt, trước hết phải giúp hội viên nông dân hiểu, từ hiểu rồi mới đến tự nguyện thực hiện, từ việc được vận động tham gia đến từng bước chủ động thực hiện vai trò “chủ thể”. Đó không phải là một việc nói là làm ngay được. Trong 10 năm qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của Chương trình nông thôn mới. Hội cũng gia tăng tuyên truyền, phổ biến những gương điển hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả của các tập thể, cá nhân trong phong trào xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp điều kiện cụ thể ở từng địa phương để cán bộ, hội viên, nông dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm và tích cực tham gia thực hiện.
Công tác tuyên truyền của Hội đã giúp hội viên, nông dân trong cả nước từng bước nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động phối kết hợp với các Bộ, ngành tổ chức hơn 169.000 lớp tập huấn và hội thảo cho hơn 8,4 triệu lượt hội viên, nông dân về chủ trương của Đảng, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương về xây dựng nông thôn mới; biên soạn, in ấn hơn 487.000 bộ tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới, những nội dung cơ bản của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Hội cũng đã tổ chức được hơn 90.000 cuộc tuyên truyền, tập huấn, hội nghị, hội thi, mít tinh và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các chi, tổ Hội ở cộng đồng cho hàng chục triệu triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân ở địa bàn nông thôn về công tác an sinh xã hội; về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, dân số – kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, an toàn giao thông và phòng, chống các dịch bệnh xã hội; đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng xã hội học tập gắn với tuyên truyền, tư vấn về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu… và nhiều nội dung khác, trực tiếp hoặc liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể của chương trình nông thôn mới.
Phó Chủ tịch có thể cho biết một số kết quả quan trọng mà Hội và hội viên nông dân cả nước đã đạt được sau 10 năm thực hiện Chương trình này?
– Một trong những kết quả định lượng quan trọng hàng đầu, đó là các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên nông dân đóng góp trên 17 nghìn tỷ đồng, trên 29 triệu ngày công, hiến trên 37 triệu m2 đất, làm mới, sửa chữa, nâng cấp trên 480 ngàn ki-lô-mét kênh mương nội đồng và 1.570 ngàn ki-lô-mét đường giao thông nông thôn, xóa hơn 29.000 nhà tạm… Nhiều địa phương, Hội Nông dân đã đăng ký trực tiếp thực hiện một số tiêu chí cụ thể hoặc tham gia xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu như Hội Nông dân các tỉnh Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình…
Cùng với vận động nông dân hiến đất, góp ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tổ chức Hội xác định nhiệm vụ của Hội Nông dân cơ sở là thành viên tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn nông thôn và thực hiện 3 chương trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống thoát nước, trồng cây xanh tạo cảnh quan, thực hiện khẩu hiệu ”sạch từ nhà ra ngõ, đẹp từ ngõ ra đồng”. Hàng năm, các cấp Hội đều phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các buổi mít tinh hưởng ứng các chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường; phòng, chống ma túy, kế hoạch hóa gia đình… thu hút hàng chục ngàn người tham gia.
Những năm gần đây, các cấp Hội đã phối hợp với các địa phương tổ chức Tết trồng cây nhớ Bác, Lễ ra khơi bám biển, Ngày hội xuống đồng. Tại các địa bàn nơi biên giới, Hội Nông dân các cấp đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ đường biên, mốc biên giới, bảo vệ chủ quyền biển đảo và tham gia lực lượng dân quân tự vệ; xây dựng “Điểm sáng vùng biên”, chống di cư trái phép và một số hoạt động có ý nghĩa khác.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và nông dân về mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những hiệu quả tích cực, tạo ra sự đồng thuận xã hội sâu rộng để triển khai thực hiện.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế khu vực nông thôn, các cấp Hội đã làm những gì để góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thưa Phó Chủ tịch?
Giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập chính là một trong những cách thu hút, tập hợp nông dân của Hội. Trong 10 năm qua, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành ở trung ương và các sở, ngành ở địa phương, các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ khí, điện và các nghề tiểu thủ công nghiệp cho hơn 10 triệu lượt hội viên nông dân.
Về dạy nghề, từ năm 2013-2018, các cấp Hội đã phối hợp đào tạo dạy nghề cho 362.000 lao động nông thôn. Trong đó, trực tiếp đào tạo nghề cho 112.000 lao động; phối hợp với các tổ chức khác đào tạo nghề cho 250.000 lao động; tổ chức được 51.500 lớp tập huấn cho gần 3 triệu lượt hội viên nông dân về tổ chức sản xuất theo hướng phát triển các tổ hợp tác, liên kết sản xuất, hợp tác xã kiểu mới gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới theo hướng công nghệ cao, an toàn và liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị.
Hội cũng đã xây dựng trên 10.000 mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn ViệtGAP; tổ chức tập huấn được hơn 400.000 lớp tập huấn cho trên 2,5 triệu lượt hội viên, nông dân, tổ chức xây dựng được trên 67.000 mô hình kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản, chế biến, khuyến công) cho hơn 630.000 hội viên nông dân tham gia. Những hoạt động này vừa làm tăng thu nhập cho nông dân, vừa góp phân xây dựng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững, xây dựng Hội Nông dân trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.
Các cấp Hội cũng đã trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn thành lập được 1.135 hợp tác xã và 101.000 tổ hợp tác, cơ bản đang hoạt động có hiệu quả. Các tổ hợp tác và hợp tác xã kiểu mới đã giúp cho hội viên nông dân là thành viên hợp tác xã, tổ viên tổ hợp tác mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống.
Cùng với một số giải pháp tôi vừa nêu trên, tổ chức Hội cũng xác định việc tạo điều kiện hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân. Trong đó Hội tập trung “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND) thuộc Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”.
Đề nghị đồng chí Phó Chủ tịch cho biết thêm, việc hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất như thế nào, qua các kênh nào?
Sau khi có Kết luận 61 của Ban Bí thư (năm 2009), Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011), hoạt động Quỹ HTND trong toàn hệ thống Hội có bước phát triển mạnh mẽ. Tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tính đến ngày 30/6/2019 đạt trên 3.284 tỷ đồng, tăng hơn 2.700 tỷ đồng so với cuối năm 2010. Thông qua hoạt động Quỹ HTND nhiều mô hình vay, sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, góp phần gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho hội viên nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã).
Nguồn vốn Quỹ cho vay đã giúp các cấp Hội Nông dân trên cả nước đổi mới mạnh mẽ nội dung phương thức hoạt động Hội, đẩy mạnh tập hợp, tuyên truyền hiệu quả đến nông dân thông qua xây dựng các mô hình kinh tế, thành lập 693 chi Hội nghề nghiệp và hơn 14.500 tổ hội nghề nghiệp. Cùng với hoạt động cho vay vốn Quỹ HTND, Hội Nông dân các cấp còn tổ chức thực hiện việc phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội để chuyển tải vốn đến với nông dân. Dư nợ ngành ngân hàng ủy thác thông qua tổ chức Hội Nông dân các cấp hiện nay đạt gần 120.000 tỷ đồng, với gần 2,7 triệu lượt hội viên nông dân đang được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn Quỹ HTND và nguồn vốn tín dụng ngành ngân hàng ủy thác qua tổ chức Hội tăng trưởng mạnh qua các năm đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giúp cho nhiều hộ nghèo ở nông thôn vươn lên no đủ, thoát nghèo trở nên khá giả, giầu có, nhiều hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Được biết, Hội Nông dân Việt Nam có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ nông sản và mua vật tư máy móc nông nghiệp trả chậm cho hội viên. Những việc này đã đạt được kết quả như thế nào, thưa đồng chí?
Trong những năm qua, Trung ương Hội phối hợp với các doanh nghiệp, các địa phương tổ chức 35 Hội chợ nông nghiệp – thương mại, Festival nông nghiệp với hàng nghìn gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tại các tỉnh, thành phố; hàng năm tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, hàng trăm lượt sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chế biến, phục vụ nông nghiệp tiêu biểu được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Trung ương Hội biểu dương, khen thưởng. Các cấp Hội tích cực tham gia các gian hàng do địa phương, Sở, ngành tổ chức, thông qua hội chợ, hội thảo khách hàng, kết nối các doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản. Điển hình như Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Gia Lai, Đăk Lăk, Bà Rịa -Vũng Tàu, Lâm Đồng.
Ở nhiều nơi, Hội Nông dân đã chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các chính sách hỗ trợ cho nông dân như: Trợ giá, trợ cước vận chuyển, hỗ trợ vốn, lãi suất ngân hàng mua vật tư, máy móc nông nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân. Bảo lãnh, ký hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp vật tư, phân bón, cây, con giống trả chậm theo mùa vụ và chu kỳ cây con đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, qua đó hỗ trợ cho nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Kết quả Hội Nông dân cả nước đã phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ cho nông dân trị giá trên 6.832 tỷ đồng, trong đó: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trị giá trên 1.100 tỷ đồng; 4.799 tỷ đồng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và gần 953 tỷ đồng các loại giống cây, con.
Thực hiện chủ trương hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, trong những năm qua các cấp Hội đã tích cực triển khai Chương trình phối hợp với Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), các doanh nghiệp chế tạo máy nông nghiệp chuyển giao 2.079 máy móc theo phương thức trả chậm cho nông dân với số tiền 1.242 tỷ đồng; chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hộ mua máy nông nghiệp… Đây là những hỗ trợ rất thiết thực, vừa hỗ trợ được người nông dân, vừa góp phần củng cố mối quan hệ nhà nông – nhà doanh nghiệp – cặp liên kết trung tâm trong mối quan hệ “6 nhà” hiện nay.
Trong việc thực hiện tiêu chí “Thu nhập” của Chương trình nông thôn mới, Hội có một phong trào đặc biệt, đó là phong trào nông dân sản xuất giỏi. Mười năm qua, phong trào này đạt được kết quả như thế nào, thưa Phó Chủ tịch?
Phong trào này có tên đầy đủ là “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động từ năm 1989 đến nay (đã đổi tên gọi), đã thực sự có ý nghĩa chính trị- kinh tế- xã hội sâu sắc và có sức lan tỏa rộng lớn, thu hút hàng triệu hộ nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn. Qua bình xét, mỗi năm có hơn 3,55 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu, chiếm 57,2 % số hộ đăng ký. Từ đây đã xuất hiện hàng ngàn gương nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh; nông dân, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh; hình thành các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác liên kết nhau trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng. Bình quân hàng năm có trên 27.000 hộ nông dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng, số hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm năm 2017 tăng 5 lần so với năm 2012 trong đó có 1.980 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh có thu nhập từ 2 tỷ đồng trở lên.
Các con số này phần nào phản ánh được những thay đổi quan trọng hơn trong tính chất của người nông dân nói chung: Phong trào này đã góp phần thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn; từ kinh tế hộ đơn lẻ sang hợp tác, liên kết, liên doanh theo chuỗi; từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao; từ năng suất lao động thấp sang năng suất lao động với hàm lượng khoa học công nghệ cao; từ coi trọng về số lượng sản phẩm sang chất lượng, giá trị lợi nhuận gắn với an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.
Hoạt động của Hội trong lĩnh vực này rất phong phú, đa dạng và đem lại nhiều kết quả thiết thực. Trong thời gian ngắn, tôi chưa có điều kiện đề cập hết được các kết quả trong một số lĩnh vực khác như dạy nghề nông dân, về bảo vệ môi trường nông thôn, về vận động nông dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh… Tôi sẽ trao đổi kỹ hơn trong một dịp khác.
Vâng, nếu có thể đề cập ngắn gọn về một số bài học rút ra từ công tác Hội trong xây dựng nông thôn mới, thì đó là những gì, thưa Phó Chủ tịch?
Như tôi đã đề cập ở trên, xây dựng nông thôn mới trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về xây dựng nông thôn mới. Phải làm cho người dân xác định chính họ là chủ thể của xây dựng nông thôn mới thì chương trình này mới thật sự thành công.
Việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo thật sự dân chủ, vừa sức dân, người dân được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư để đảm bảo công khai, minh bạch.
Để xây dựng nông thôn mới bền vững, cần phải hiểu rằng, đây là một quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn thiện. Việc khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới cần được thực hiện kịp thời, ngoài ra cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có chỉ đạo sát sao, sớm giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Với vai trò là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, các cấp Hội cần chủ động sáng tạo hơn, đồng thời gắn liền với phát huy vai trò, trách nhiệm của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Bởi xây dựng nông thôn mới thành công cũng chính là xây dựng và bảo vệ và phát triển các giá trị tốt đẹp của người nông dân, của kinh tế nông nghiệp và văn hóa nông thôn văn minh hiện đại, rộng hơn nữa, góp phần bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của con người và văn hóa dân tộc Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Chủ tịch!
P.V (thực hiện)
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển