Hưng Yên: 100% số xã đạt tiêu chí NTM nâng cao vào năm 2020
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể ở tỉnh Hưng Yên luôn chủ động, sáng tạo, phát huy cao nội lực của nhân dân. Với phương châm xuyên suốt “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, Chương trình đã tạo nên sự thay đổi lớn về diện mạo, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở khu vực nông thôn.
Dân đóng góp trên 42 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM
Ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh cho biết: Từ năm 2010 đến 2019, toàn tỉnh đã huy động gần 64 nghìn tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp trên 42 nghìn tỷ đồng. Đến tháng 9/2019, toàn tỉnh huy động xây dựng NTM được gần 64 nghìn tỷ đồng, có 141/145 xã (đạt tỷ lệ 97,2%) đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Thị xã Mỹ Hào, huyện Văn Giang và TP. Hưng Yên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Theo ước tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn trong tỉnh đạt 45 triệu đồng/người, tăng 1,6 lần so với năm 2015; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2%; giá trị thu nhập bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 192 triệu đồng/năm. Các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp cũng đang phát triển mạnh.
Điểm nhấn thành công trong việc thực hiện xây dựng NTM ở tỉnh Hưng Yên là việc tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Tỉnh tập trung chỉ đạo, hoàn thành việc dồn thửa, đổi ruộng gần 29.000ha đất nông nghiệp; tạo điều kiện tích tụ, tập trung ruộng đất để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hình thành một số vùng hàng hóa nông nghiệp tập trung, những cánh đồng mẫu lớn cho năng suất, giá trị cao. Thực hiện chuyển đổi hơn 15 nghìn hec-ta đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh Hưng Yên phấn đấu năm 2020 có 100% số xã đạt tiêu chí NTM nâng cao; 10 xã cơ bản hoàn thành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu; có 10 khu dân cư được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Theo đánh giá của bà Phạm Thị Tuyến – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên: “Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, của các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, tỷ lệ hài lòng của người dân đều đạt từ 80% trở lên, có những địa phương đạt hơn 95%. Người dân nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình; không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước”.
Bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên cho biết: “Cùng chung sức tham gia xây dựng NTM, Hội ND tỉnh tiếp tục phát động cán bộ, hội viên ND thực hiện phong trào thi đua “Nông dân Hưng Yên chung sức xây dựng NTM” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Hội viên ND đã tự nguyện đóng góp trên 181.389 triệu đồng, hiến 19.123m2 đất, tham gia 17.410 ngày công lao động để xây dựng NTM; làm mới 381,3 km đường giao thông, sửa chữa 90,47 km kênh mương, 1.117 cầu cống, xây mới và sửa chữa 417 phòng học và 172 công trình điện.
Mỗi cơ sở Hội ND trong tỉnh chọn một việc làm cụ thể như: Hiến đất, hiến kế, ngày công, đóng góp tiền, vật liệu và ngày công làm đường giao thông nông thôn, đường ra đồng, các công trình phúc lợi của địa phương; tham gia thu gom rác thải tại cộng đồng và xây dựng chi hội xanh – sạch – đẹp. Hội ND tỉnh chỉ đạo mỗi cơ sở Hội đăng ký với cấp ủy cùng cấp thực hiện ít nhất một công việc cụ thể trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, góp phần cùng đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu hoàn thành tỉnh NTM”.
Theo ông Đỗ Tiến Sỹ – Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, gắn kết cộng đồng với một ý chí quyết tâm mạnh mẽ để thay đổi, để tiến bộ trong nhận thức, việc làm của từng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Khắc phục tồn tại, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng NTM
Ban Chỉ đạo các chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế trong quá trình xây dựng NTM tỉnh Hưng Yên đã gặp phải, cần tập trung giải quyết như: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, thiếu tính bền vững; sản xuất có xu hướng tăng trưởng chậm; hạ tầng nông thôn xuống cấp. Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường nông thôn chưa thật sự xanh – sạch – đẹp, tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi. Một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để, mất an ninh trật tự xã hội ở nông thôn có biểu hiện gia tăng…
Trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM của một số cán bộ, đảng viên chưa cao. Việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.
Kết quả xây dựng NTM ở nhiều xã chưa thật sự bền vững. Chất lượng thực hiện các tiêu chí có sự chênh lệch giữa các địa phương. Vai trò chủ thể của nông dân, sức mạnh chủ động của cộng đồng chưa được phát huy triệt để. Nông nghiệp phát triển thiếu tính bền vững, cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ nông thôn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại.
Công tác xúc tiến thương mại, dịch vụ, phát triển thị trường còn yếu, phần nhiều nông sản bán ra không có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp. Năng lực, trình độ của nông dân vẫn còn hạn chế, đa số các chủ thể kinh tế chưa vươn tới tầm của sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao. Nhiều nơi sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn và hình thành chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ chưa thật sự hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp tham gia. Trình độ sản xuất của nông dân chưa đồng đều dẫn đến khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm…
Kinh tế hợp tác ở nông thôn có phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức lại sản xuất. Liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế. Việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều; nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… phát triển chậm; sản phẩm của nhiều làng nghề chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp nên khó tiêu thụ. Công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của nông dân.
Tỉnh Hưng Yên phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có 30% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao theo tiêu chí mới, 20% số xã được công nhận xã NTM kiểu mẫu; có từ một đơn vị cấp huyện trở lên được công nhận NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 60 triệu đồng/năm, giá trị thu được bình quân đạt 230 triệu đồng/ha/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm, giữ ổn định dưới 2%.
Theo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hưng Yên.
Bài, ảnh: Minh Bảo
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển