Huyện KonPLông chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững cây Hồng đẳng sâm cho hội viên nông dân
Hướng dẫn hội viên phát triển cây dược liệu theo hướng hữu cơ
Học viên là hội viên nông dân thôn Măng Bút (xã Măng Bút) và thôn Đăk Tăng (xã Đăk Tăng) tham dự lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, chế biến bảo quản cây Sâm dây (Hồng Đẳng sâm). Qua lớp tập huấn, học viên đã nắm được đầy đủ kỹ thuật trồng, chăm sóc và phát triển cây Sâm dây dược liệu vùng Đông Trường Sơn theo hướng hữu cơ và nằm trong quy hoạch phát triển dược liệu tại địa phương, đảm bảo có điều kiện sinh thái tự nhiên như thời tiết, khí hậu, độ cao, thích hợp với sự thích nghi và sinh trưởng của cây Sâm dây.
Ngoài ra, học viên đã nắm bắt cụ thể kỹ thuật lựa chọn giống Sâm dây đảm bảo chất lượng để trồng, với phương thức trồng sao cho thích hợp với điều kiện đất đai của từng hộ, như tạo rãnh thoát nước cho vườn cây, cắm chái, bắt chồi, chăm sóc làm cỏ bón phân,… các biện pháp nhận biết và phòng trừ sâu, bệnh hại theo hướng hữu cơ cho vườn Sâm dây; áp dụng kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm từ Sâm dây cũng như kỹ thuật chăm sóc tái sinh lại vườn cây Sâm dây sau vụ thu hoạch.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Khoa - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum tại buổi tập huấn, Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…
Sâm dây thích nghi ở những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Vùng phân bố tự nhiên của cây Sâm dây nên chọn là vùng sản xuất. Đất trồng là đất đồi núi độ cao 900m – 2.200m, tầng đất dày, giàu mùn, thoát nước tốt. Khu đất trồng không có nguy cơ gây ô nhiễm đất bởi các tác nhân ngoại cảnh.
Đất trồng không có nguy cơ nhiễm các yếu tố độc hại cho sản phẩm cây trồng (Hàm lượng kim loại năng, nitrat, vi sinh vật gây hại không vượt quá quy định). Quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất và định kỳ đánh giá lại nền đất trồng .
Thời vụ trồng: Sâm dây trồng thích hợp vào mùa mưa, khi thời tiết mát mẻ, đảm bảo đất đã đủ ẩm, thông thường từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch; có một số vùng mua mưa sớm hơn vào khoảng cuối tháng 3 thì vẫn có thể trồng được.
Khâu chuẩn bị đất trồng rất quan trọng khi trồng Sâm dây. Đất trồng phải cao ráo, tơi xốp, thoát nước nhanh, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoai thoải, ruộng bậc thang hay chân ruộng cao là thích hợp nhất. Đất được phát đốt dọn sạch các loại cây tạp, cày bừa kỹ hoặc cuốc, đập nhỏ, vơ hết cỏ dại, phơi ải, bón lót phân, rồi đánh thành luống to nhỏ tuỳ theo thửa đất. Luống trồng được thiết kê theo hướng ngang với hướng dốc.
Thiết kế luống trồng: Trồng thuần không cắm chái ( giàn leo): lên luống cao 25- 30cm; nếu trồng 2 hàng dọc, mặt luống rộng 70cm ; trồng 3 hàng dọc thì mặt luống rộng 110cm; rãnh giữa các luống 30-40cm; nếu trồng trên những nương rẫy, triền núi thì luống trồng nên bố trí theo hướng đồng tâm ; chú ý khơi rãnh và đảm bảo độ dốc để tiện thoát nước vào các tháng mưa to.
Trồng thuần có cắm chái (làm giàn leo): lên luống cao 25- 30cm; mặt luống rộng 70cm (trồng 2 hàng dọc); rãnh giữa các luống 40cm.
Trồng xen: Nếu trồng xen với sắn, ngô, lúa cạn… cần xen luống cách luống, luống Sâm dây cao 25- 30cm, mặt luống rông 70cm (trồng 2 hàng dọc) ; luống sắn cao 40 cm, mặt luống rộng 40cm; rãnh giữa các luống rộng 30cm; trường hợp không lên luống có thể đào hốc đường kính 20-30cm, sâu 25-30cm, trộn đất tơi xốp, mịn.
Nếu trồng xen với cà phê: Cần phải lên luống giữa hai hàng cà phê, luống Sâm dây cao 25- 30cm, mép luống cách cây cà phê khoảng 15 cm; khi trồng chú ý cây cách cây 35 – 40cm, hàng cách hàng 40cm; trong thời gian cây sâm dây phát triển đeo bám cây cà phê cần phải nhấc dây đưa và giữa luống, có biện pháp làm cỏ, vun đấy lên thân dây để tăng sản lượng củ con.
Sau khi trồng cần che đậy tủ bằng một lớp rơm rạ, lá cây khô để tránh khô củ khi trời nắng, và nó cũng là nguồn dinh dưỡng sau thời gian khoảng 2-3 tuần hoai mục.
Mật độ và khoảng cách trồng: Sâm dây là loại dây leo, đẻ nhánh mạnh, phát triển thành bụi. Trên mỗi luống trồng thành 2 hoặc 3 hàng so le nhau (trồng kiểu chân chó), với hàng cách hàng 40 cm và cây cách cây 35 - 40cm (đất xấu trồng thưa, đất tốt trồng dày),luống trồng được thiết kế rộng 80-110cm, chiều dài luống tùy theo thế đất dài hay ngắn nhưng cần phải đảm bảo việc thoát nước hiệu quả, khoảng cách giữa các luống khoảng 40cm. Nếu trồng thuần với mật độ trên thì số lượng khoảng 63.000 – 70.000 củ/ha.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm dây
Ông Nguyễn Văn Khoa - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum chia sẻ cho bà con kỹ thuật trồng Sâm dây từ cây giống như sau: Nếu cây giống được gieo trồng từ vĩ xốp, khi trồng chỉ cần dùng ngón tay ấn nhẹ vào luống tạo thành hố nhỏ, sau đó vùi đất, ấn chặt gốc sao cho vừa ngập cổ rễ. Nếu cây giống được gieo trồng trong bầu, trước khi trồng ta cần đào hố sao cho vừa túi bầu, dùng dao rạch theo chiều dọc của bầu cây, chú ý nên nhẹ tay tránh làm bễ bầu gây ảnh hưởng đến rể sâm dây. Đặt bầu vào hố luống đã chuẩn bị trước, lắp đất sao cho mặt trên của bầu ngang với mặt luống, dùng tay ấn xung quanh gốc bầu.
Kỹ thuật trồng từ củ: Dùng cây hoặc vật nhọn soi thành hố nhỏ (hoặc đào thành rãnh dọc theo luống), chiều sâu hố tương đương với chiều dài của củ. Đặt củ giống đã chuẩn bị trước vào hố (hay rãnh), mắt mầm hướng lên trên, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.
Chú ý chọn ngày trời mát để trồng. Đối với trồng từ cây giống, nên tưới nước ngay sau khi trồng
Nếu trồng thuần, ngay sau khi trồng cần làm giàn che nắng hoặc dùng rơm rạ, cây cỏ,... phủ lên luống trong giai đoạn đầu. Nếu trồng xen thì việc trồng Sâm được tiến hành sau khi cây sắn, lúa hoặc ngô cao 40-50 cm thì mới trồng
Kỹ thuật chăm sóc Sâm dây: Cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây theo nguyên tắc chung: cây Sâm là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước. Vì vậy, trồng Sâm trên nương rẫy cần bố trí thời vụ trồng thích hợp, thường là mùa mưa. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh (đặc biệt là bệnh thối củ) ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới, khơi thông ngập úng để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.
Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 -30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại mọc lấn át cây Sâm thì phải làm sạch và tủ lại quanh gốc. Việc làm cỏ, vun gốc cần tiến hành thường xuyên theo định kỳ cho đến khi thu hoạch củ Sâm. Mặt khác, cần bảo quản tốt diện tích canh tác, không để các con vật cắn phá, dẫm đạp lên cây. Không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của củ Sâm.
Bón phân: Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây và mục đích sử dụng, mà sử dụng lượng phân bón cho phù hợp. Tuy nhiên, đây là cây dược liệu gắn với vùng canh tác đồi núi, nương rẫy nên vấn đề chọn lựa phân bón phù hợp cần được quan tâm.
Đối với 1 ha Sâm lượng phân bón như sau: Bón lót 15 tấn phân chuồng + 150 kg kali, kết hợp với vôi 250kg; Bón thúc: 150 -170 kg Super lân + 200 -220 kg Kali vào các thời điểm 25-30 ngày, 70 – 90 ngày, 120 -150 ngày sinh trưởng.
Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản cây Sâm dây:
Cây Sâm dây trồng khoảng 2 năm có thể thu hoạch được nếu trồng từ hạt, hoặc 14-16 tháng nếu trồng từ củ. Sản phẩm chính của sâm dây là củ. Thời vụ thu hoạch có thể vào cuối mùa sinh trưởng, thông thường vào giai đoạn sau khi quả chín (tháng 11- 12).
Có 2 phương pháp thu hoạch chính:
Thu toàn bộ: thu tất cả các củ Sâm trên đồng ruông kế cả củ lớn bé. Đối với phương pháp này cần đào rộng, tránh làm sây sát, đứt đoạn rễ củ làm giảm giá trị củ sâm. Nếu gặp đất cứng có thể tưới đẩm nước để dễ đào bới. Các củ sau khi thu hoạch có thể phân loại, loại lớn đem chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Những củ nhỏ có thể làm giống trồng trong vụ sau. Các củ nhỏ làm giống cần mang về và lên kế hoạch ươm vào bầu không để quá lâu củ sẽ bị thối nhũn. Trong trường hợp thu hoạch củ trong giai đoạn mùa mưa ta có thể đem các củ nhỏ trồng ngay vào đất tại ruộng.
Thu tỉa: có nhiều ưu điểm hơn, có thể chủ động bán sản phẩm vào những thời điểm có giá cao; luôn có sản phẩm xuất bán, do khi thu chỉ chọn những củ đạt kích cỡ thương phẩm nên sản phẩm luôn có giá cao hơn. Mặt khác, đồng ruộng trồng sâm luôn được duy trì do lượng củ vẫn còn. Để thu tỉa cần đào bới nhẹ ở những gốc sâm chính, thu lấy những củ lớn, chừa lại các củ nhỏ, sau đó lắp đất, tủ gốc trở lại.
Bảo quản: Củ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi nắng cho khô. Trong quá trình phơi thường xuyên trộn đảo để củ khô đều. Nếu vào mùa mưa thì xử lý làm khô bằng phương pháp sấy nhưng chú ý chỉ cho thổi vào củ hơi đã bớt nóng và kéo hơi ẩm trong ra, đề phòng củ sâm bị chai cứng, cháy xém. Sau khi phơi hoặc sấy, củ Sâm dây có hình cong queo, vỏ có màu xám nhạt, xù xì. Nếu bảo quản lâu dài, củ Sâm dây cần được phơi thật khô, độ ẩm dưới 10 %, bảo quản kín trong túi Nylon tốt, hai lớp; đồng thời có ghi nhãn đầy đủ: mã lô sản xuất, nơi và ngày đóng gói… Sản phẩm bao gói được để trong kho đạt tiêu chuẩn, trên kệ kê cao khỏi mặt sàn, cách tường nhà, nơi khô ráo, thoáng mát, luôn được kiểm tra tránh mốc mọt. Nếu phát hiện chớm bị mốc cần phơi hoặc sấy khô lại ngay, lấy bàn chải chải cho sạch, không được rửa bằng nước.
-
Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
Hội Nông dân Lục Yên đánh giá hiệu quả, nhân rộng mô hình trồng trồng ngô lai vụ Đông -
Nuôi ếch kết hợp thả cá rô đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao -
Quảng Ninh: Nông dân huyện Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
- Dự án nhỏ mở ra cơ hội lớn cho nông dân và cây bưởi Phúc Trạch
- Đà Nẵng khai giảng lớp sơ cấp nghề trồng nấm cho hội viên
- Thừa Thiên Huế phổ biến kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm cho các hội viên sản xuất giỏi
- Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tập huấn mô hình trồng nhãn theo VietGAP nâng cao lợi nhuận
- Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch
- Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ
- Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh