Kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai
Rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng, còn có chức năng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Sau đây xin giới thiệu “Kỹ thuật chuyển rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai”.
1. Điều kiện rừng chuyển hóa
a) Điều kiện khí hậu, địa hình
– Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 19 đến dưới 300C.
– Lượng mưa bình quân từ 1.400 đến dưới 2.900mm/năm.
– Khu vực không có hoặc có xảy ra gió bão, lốc xoáy dưới cấp 6.
– Độ cao tuyệt đối: miền Bắc dưới 350m; miền Nam, miền Trung dưới 500m.
– Độ dốc dưới 200.
– Đất đỏ nâu trên đá mắc-ma bazơ và trung tính; đất đỏ vàng trên đá khác; đất phù sa; đất xám; tầng đất dày từ 50 cm trở lên, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng; sét nhẹ đến sét trung bình. Độ pHkcl thích hợp từ 4,5 – 6,5.
b) Loại rừng
– Mật độ: Rừng trồng keo lai cung cấp gỗ nhỏ có mật độ hiện tại từ 1.100 đến 2.200 cây /ha, số lượng cây mục đích chiếm trên 50% mật độ hiện tại (từ 1.000 cây/ha trở lên) và phân bố đều trên toàn bộ diện tích.
– Nguồn gốc giống: Là giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận.
– Tuổi rừng từ tuổi 3 (36 tháng tuổi) đến 6 tuổi (72 tháng tuổi).
– Sinh trưởng: Cây sinh trưởng và phát triển tốt, ở thời điểm chuyển hóa có lượng tăng trưởng bình quân về đường kính trên 02cm/năm, chiều cao trên 11m. Tỷ lệ cây bị sâu bệnh chiếm dưới 10% số cây. Rừng trồng đang có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau, rừng đã khép tán, độ tàn che lớn hơn 0,5.
– Rừng trồng các chu kỳ trước bị gẫy đổ do gió bão dưới 30% số cây; rừng trồng hiện tại bị gẫy đổ dưới 5% số cây.
2. Xác định hiện trạng rừng và cường độ chặt
Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500m2 (chiều rộng 20 m, chiều dài 25 m), lập từ 1 đến 3 ô tiêu chuẩn tùy theo diện tích lô rừng, ở 3 vị trí (chân, sườn và đỉnh đồi).
a) Xác định mật độ
– Đếm số cây trong ô tiêu chuẩn.
– Xác định mật độ hiện tại:
Trong đó:
n là số cây bình quân trong các ô tiêu chuẩn;
s là diện tích ô tiêu chuẩn.
b) Xác định độ tàn che
– Xác định độ tàn che theo phương pháp cho điểm theo 2 đường chéo của ô tiêu chuẩn. Các vị trí cho điểm cách đều nhau từ 60 đến 80cm.
Giá trị tại các điểm đo được quy định như sau:
+ Khoảng trống: 0 điểm ;
+ Vị trí mép tán cây rừng: 0,5 điểm;
+ Trong tán cây rừng: 1,0 điểm.
– Tính độ tàn che theo công thức:
Trong đó: T là độ tàn che;
ti là giá trị tại điểm đo i;
n là số điểm đo.
c) Xác định cường độ chặt
Trong đó:
Pn là cường độ chặt tính theo số cây;
Ntt là mật độ thực tế của lâm phần (cây/ha);
Nnd là mật độ nuôi dưỡng của lâm phần (cây/ha).
3. Phát luỗng
Phát luỗng dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm lấn trên toàn bộ diện tích trồng rừng.
4. Tỉa thưa
a) Số lần tỉa thưa và mật độ để lại
Số lần tỉa thưa phụ thuộc vào mật độ hiện tại và điều kiện lập địa nơi trồng rừng và sinh trưởng của lô rừng:
– Mật độ từ 1.100 đến dưới 1.300 cây/ha: tỉa thưa 1 lần vào tuổi 5 đến tuổi 6, mật độ để lại từ 600 đến 700 cây/ha.
– Mật độ trên 1.300 đến 1.700 cây/ha: Tỉa thưa 2 lần
+ Lần 1: Tỉa thưa vào tuổi 4 đến tuổi 5; mật độ để lại 800 đến 1.000 cây/ha.
+ Lần 2: Tỉa thưa vào tuổi 7 đến tuổi 8; mật độ để lại 550 đến 650 cây/ha.
– Mật độ trên 1.700 đến 2.200 cây/ha: Tỉa thưa 3 lần
+ Lần 1: Tỉa thưa vào từ tuổi 3 đến tuổi 4; mật độ để lại từ 1.200 đến 1.400 cây/ha.
+ Lần 2: Tỉa thưa vào tuổi 6 đến tuổi 7; mật độ để lại từ 900 đến 1.000 cây/ha.
+ Lần 3: Tỉa thưa vào tuổi 8 đến tuổi 9; mật độ để lại từ 550 đến 650 cây/ha.
b) Thời điểm tỉa thưa
Khi rừng trồng đang có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau, rừng đã khép tán, độ tàn che lớn hơn 0,5.
c) Thời vụ tỉa thưa: Vào mùa khô (trước hoặc sau mùa mưa ) hoặc những tháng ít mưa.
đ) Kỹ thuật tỉa thưa
– Chọn cây bài tỉa: Cây bài tỉa là những cây bị che sáng gần như hoàn toàn, phẩm chất kém trong lâm phần; những cây bị sâu bệnh hại, cây cụt ngọn, cây nhiều thân, cây phân cành thấp, cây cong queo không có triển vọng cung cấp gỗ lớn hoặc cây phân bố ở nơi có mật độ dày.
– Chọn cây để lại: Là những cây ưu thế không bị chèn ép, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, phân cành cao, một thân, không bị sâu bệnh, không bị khuyết tật, có triển vọng cung cấp gỗ lớn.
– Phương pháp bài cây: Bài cây trước khi chặt bằng sơn ở 2 vị trí sát gốc và vị trí 1,3m, theo một phía nhất định.
– Phương pháp tỉa thưa: Chặt sát gốc cây, hướng cây đổ không ảnh hưởng tới cây giữ lại. Không chặt nhiều hơn 3 cây liền nhau trong một lần chặt tỉa thưa.
e) Vệ sinh, chặm sóc rừng sau tỉa thưa
– Vệ sinh rừng: Sau khi tỉa thưa tiến hành thu gom thân cây, cắt thành từng đoạn theo quy cách sản phẩm vận chuyển ra khỏi lô rừng. Thu dọn cành cây to ra khỏi khu rừng; cành cây nhỏ băm thành từng đoạn và dải theo băng.
– Vận xuất gỗ, củi bằng biện pháp cơ giới hoặc thủ công.
5. Chăm sóc rừng sau tỉa thưa
– Tỉa cành: Tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây; thời điểm tỉa cành vào mùa khô để tránh ảnh hưởng của bệnh chết đứng.
– Bón phân: Nếu đất nghèo dinh dưỡng (đất sét, tỷ lệ đá lẫn lớn) hoặc trồng rừng thâm canh cao, bón bổ sung 0,2 kg phân NPK (tỷ lệ 5:10:3 hoặc tỷ lệ tương đương) và 0,3 kg phân hữu cơ vi sinh/cây hoặc từ 0,3 đến 0,5 kg phân NPK/cây.
+ Cách bón: Cuốc từ 4 đến 5 hố xung quanh và cách gốc cây từ 01 đến 1,5 m, kích thước hố bề mặt hình vuông, rộng từ 20 đến 30cm, sâu từ 15 đến 20cm, chia đều khối lượng phân bón cho từng hố, trộn đều với đất, vun vào 1/2 hố, phủ đất lên trên.
+ Thời điểm bón: Bón phân vào mùa mưa hoặc đầu mùa sinh trưởng của cây.
6. Bảo vệ rừng
– Rừng trồng gỗ lớn cần được kiểm tra, bảo vệ thường xuyên, phòng tránh khai thác trái phép hoặc chặt phá rừng.
– Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh: Khi sâu bệnh xuất hiện phải phòng, trừ theo tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.
– Phòng chống cháy rừng: Phát dọn thực bì trước mùa khô, làm đường ranh giới lô, khoảnh, đường băng cản lửa. Xây dựng chòi canh lửa theo quy định bảo vệ rừng.
7. Chu kỳ kinh doanh
Chuyển hóa rừng trồng keo lai sang rừng trồng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh từ 10 đến 15 năm.
L.M (tổng hợp)
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển