Ký ức hào hùng của dũng sĩ 6 lần bắn rơi máy bay địch
Đời binh nghiệp dày thành tích
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nằm sâu trong bản người Thái (Bản Hốc, thuộc xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An), chiến tranh tuy đã lùi xa nhưng Cựu Chiến binh Nguyễn Đình Duyên vẫn còn nhớ như in những gì mà ông và đồng đội đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh và chiến thắng. Ông bồi hồi kể lại: “ Năm 1968, thời điểm chiến dịch Mậu Thân đang trong giai đoạn cam go, ác liệt, tôi lúc đó đang học chương trình kỳ 2 lớp 7 được đâu 2 tuần thì cùng chúng bạn xung phong lên đường nhập ngũ. Năm đó tôi tròn 18 tuổi”.
Tháng 2/1968, tôi được điều vào chiến trường Quảng Trị huấn luyện cấp tốc. Sau hai tháng huấn luyện ở Đoàn 22, Quân khu 4, tôi được biên chế về Đại đội 2, Tiểu đoàn 16, trực thuộc Sư đoàn 320, tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị.
Trong trận chiến đấu ngày 2/9/1968, đơn vị có nhiệm vụ tập kích đánh chặn địch đổ bộ đường không xuống điểm cao 425, phía tây tỉnh Quảng Trị. Lúc đó tôi là xạ thủ số 1 súng máy 12,7mm, chọn lúc thời điểm máy bay địch sà xuống cứ điểm đóng quân của địch, được lệnh nổ súng tiêu diệt. Trong trận này, Đại đội 2 bắn rơi 12 máy bay, riêng tôi cùng tiểu đội 16 bắn rơi tại chỗ 6 máy bay trực thăng của địch.
“Sau trận đánh, tôi được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Dũng sĩ bắn máy bay, Dũng sĩ diệt Mỹ và Huân chương Chiến công hạng Ba gửi về cho địa phương tổ chức trao. Sau này tôi mới biết, nhân dịp này, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức phát động học tập gương chiến đấu dũng cảm của tôi tại Trường cấp II Châu Đình, huyện Quỳ Hợp”, ông Duyên xúc động kể.
Sau chiến thắng vang dội hòa cùng chiến dịch Mậu Thân, chiến sỹ Nguyễn Đình Duyên cùng Sư đoàn tham gia nhiều trận đánh quan trọng. Trong đó, năm 1971 tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào, ở Cha Ky, tỉnh Saphanakhet, Lào.
Tháng 11/ 1971, Sư đoàn vào chiến trường Tây Nguyên và sau đó tham gia chiến dịch "Mùa Hè đỏ lửa" đầu 1972 đánh vào thị xã Kon Tum. Năm 1973, 1974 tham gia chiến đấu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đánh Đức Cơ và các cụm địch trên đường 19 vào thị xã Pleiku mở rộng vùng giải phóng. Sau đó tiếp tục tham gia Chiến dịch mùa Xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ông Duyên kể, “Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi tham gia chiến đấu từ ngày 26/4/1975, trực tiếp đánh vào căn cứ Đồng Dù, căn cứ của Trung đoàn dù 25 ngụy, rộng khoảng 9km2. Tối 28/4, sư đoàn vào chiếm lĩnh trận địa, theo kế hoạch đến 4 giờ ngày 29/4 thì nổ súng và 8 giờ phải làm chủ toàn bộ căn cứ Đồng Dù. Lúc này, lực lượng của địch đông, mạnh và kháng cự rất quyết liệt, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm chiến đấu đến cùng. Khi mở cửa đến lần thứ ba, cả Trung đoàn 48 và 52 mới thông được cửa mở, chúng tôi đánh vào lô cốt đầu cầu và phát triển chiến đấu. Lúc này, quân địch đã rất hoang mang, một số ra hàng còn một số bỏ chạy”.
“Trung đoàn 48 và 52 nhanh chóng làm chủ căn cứ Đồng Dù. Đến 9 giờ, đơn vị tiếp tục hành tiến về Sài Gòn. Sư đoàn 320 chúng tôi tổ chức truy kích địch trên Đường 14 và khu vực Hóc Môn - Bà Điểm. Một bộ phận khác đi theo Đường 1 cùng với Sư đoàn 316 tấn công vào Sài Gòn, trực tiếp đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Đến khoảng 13 giờ ngày 30/4/1975, chúng tôi mới vào được Dinh Độc Lập. Sau đó, đội hình của Sư đoàn 320 tiếp tục quay về bảo vệ căn cứ Đồng Dù”. Ông Duyên nói.
Giải phóng, đầu năm 1976 đến năm 1977, Sư đoàn 320 chúng tôi được lệnh cấp tốc quay lại Tây Nguyên đánh lực lượng FULRO, giải phóng lại Tây Nguyên. Tiếp theo chúng tôi thực hiện nhiệm vụ Quốc tế, năm 1978 sư đoàn vào chiến trường Tây Ninh đánh đuổi Pol Pot sang nước bạn Campuchia giải phóng Pnompenh. Đến năm 1979 rút về Thái Nguyên, thành lập quân đoàn 8, Sư đoàn 311.
Tháng 7/1982, Cựu Chiến binh Nguyễn Đình Duyên được điều đi học trường chuyên gia quân sự 481- Bộ Quốc Phòng tại TP. Hồ Chí Minh và sau đó ông được giao nhiệm vụ sang làm chuyên gia quân sự tại Campuchia. Thời điểm quân tình nguyện về nước năm 1989, ông Duyên cũng về và nghỉ hưu cho đến nay tại quê nhà.
Gương sáng thời bình
Hòa bình lập lại, Cựu Chiến binh Nguyễn Đình Duyên lập gia đình và có 5 người con, trong đó có 2 con bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, di chứng bại liệt tứ chi, không thể đi lại sinh hoạt bình thường được. Ông xúc động kể; “Người lính đằng sau những tấm bằng ghi công những chiến công oanh liệt thì trong đó có máu thịt, hi sinh, mất mát. Nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống, tôi may mắn hơn họ thế nên tôi vẫn thầm nhủ mình phải cố gắng vươn lên dù cho bao khó khăn”
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, được nhân dân tín nhiệm bầu giữ các chức vụ quan trọng về Đảng và chính quyền. Trong đó, ông đã tham gia nhiều vị trí như Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Châu Đình; Bí thư; xóm trưởng; Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã; Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh huyện Quỳ Hợp. Từ năm 2012 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc da cam huyện Quỳ Hợp.
Ông Đặng Thế Quế, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh huyện Quỳ Hợp chia sẻ: Đồng chí Nguyễn Đình Duyên là một cựu chiến binh kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, luôn nêu gương, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời thường. Trong kháng chiến, đồng chí đã lập được nhiều chiến công, đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng nhiều Huân chương như: Huân chương Chiến công hạng Nhì trong quá trình tham gia tình nguyện tại Campuchia; 2 Huân chương chiến sĩ Giải phóng; 1 Huận chương Kháng chiến hạng Hai; 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang. Khi trở về địa phương, đồng chí luôn tiên phong trong các hoạt động tại địa phương, gần gũi, giúp đỡ mọi người. Đồng chí là người đã tích cực hiến đất, tài sản để xây dựng nông thôn mới ở địa phương, đây là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.
-
Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
Tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu -
Sản phẩm OCOP đưa nông sản Yên Dũng ngày càng vững chắc trên thị trường -
Canh tác lúa thân thiện với môi trường, giá trị nếp cái hoa vàng của Thái Sơn tăng
- Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang
- Hướng dẫn cách chằng chống nhà cửa an toàn trước siêu bão Yagi
- Người giữ hồn văn hoá lúa mùa
- Cán bộ Hội gương mẫu, nói đi đôi với làm
- Bảo tồn, phát triển và sản xuất đa dạng các sản phẩm từ cây dược liệu quý Xáo tam phân
- Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh và các sự kiện quan trọng trong ngành Chăn nuôi của tỉnh
- Bắc Ninh: Kết nối cung – cầu “Vì sự phát triển bền vững của HTX”
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh