Loại phân “bón một – tốt ba” cho cây trồng vụ Đông miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển từ lâu đã được nhiều nông dân khu vực phía Bắc lựa chọn để bón cho cây trồng vụ Đông. Lý do đơn giản, đây là giải pháp ưu việt trong sản xuất nông sản hữu cơ, an toàn, bền vững, nâng cao giá trị nông sản, bón một – tốt cho cả ba đối tượng: Cây trồng, đất và người”.
Đó là chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây trồng. Trong bài viết này, phóng viên Làng Mới đã trao đổi với kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh để làm rõ hơn nhu cầu dinh dưỡng của cây màu vụ Đông và phương án sử dụng phân bón hiệu quả cao đối với cả con người và môi trường cũng như cải tạo chất đất lâu dài.
Sản xuất lúa mùa ở miền Bắc thường gặp thiên tai bão lũ, hoặc nắng nóng quá mức gây nhiều thất thu cho vụ lúa mùa. Nếu chỉ trông vào hạt lúa, bà con nông dân miền Bắc sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, nhiều thập kỷ qua, cây trồng vụ Đông được nông dân các tỉnh phía Bắc rất coi trọng. Giải pháp này vừa dễ cho giá trị kinh tế cao, lại có thêm bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt của vụ lúa mùa. Nhiều vùng chuyên canh nông sản hàng hóa quy mô lớn, giá trị kinh tế cao nhưng vẫn duy trì đều đặn hàng năm như: Vùng trồng hành tỏi Kinh Môn (Hải Dương), Thụy Tân (Thái Thụy, Thái Bình), vùng trồng cà rốt Cẩm Giàng (Hải Dương)… Ngoài ra còn rất nhiều địa phương sản xuất rau, màu như ngô nếp, ngô ngọt, bí đao, bí xanh, dưa, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây và các loại rau su hào, bắp cải…
Do đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương đã phải phong tỏa, giãn cách xã hội nhiều tháng qua. Đến nay, các địa phương đã từng bước gỡ bỏ giãn cách, cụôc sống bình thường dần trở lại. Việc sản xuất cây vụ Đông càng cấp thiết. Miền Bắc do có mùa Đông rét nên sản xuất vụ Đông có trà sớm, trà muộn, có nhóm cây ưa ấm, nhóm cây ưa lạnh; nhóm cây ăn lá, cây ăn củ, quả, cây ăn thân… Song, nhóm cây nào cũng đều phải cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì mới đạt năng suất, chất lượng cao.
Cây vụ Đông cần những “món” dinh dưỡng nào?
Trao đổi về nhu cầu dinh dưỡng của rau màu vụ Đông, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh phân tích: Trong các chất dinh dưỡng đa lượng, đạm (N) là dinh dưỡng có nhu cầu nhiều nhất cho mọi cây trồng, đặc biệt là đối với nhóm rau ăn lá như rau muống, rau cải các loại, xà lách… Tuy vậy, nếu nhiều đạm quá cây phát triển thân lá mạnh, xum xuê, dễ nhiễm sâu bệnh, với nhóm cây ăn quả sẽ chậm ra hoa và ít đậu quả, quả chậm chín, vị nhạt, chất lượng kém.
Thiếu lân (P2O5), bộ rễ kém phát triển, rễ đỗ đậu ít nốt sần; cây ít lá, ít hoa và có hoa cũng ít đậu quả, đặc biệt việc tích lũy tinh bột bị đình trệ nên chất lượng nông sản thấp. Đặc biệt với cây hành và tỏi, nếu thiếu lân dễ nhiễm bệnh và tép nhỏ; cà rốt thiếu lân, củ dễ bị xốp.
Kali giúp cây ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, quả đặc thịt và chất lượng tốt, mã quả đẹp; ngô đường, ngô nếp được cung cấp đủ kali, hạt ngô dẻo và thơm hơn, ít bị sâu đục bắp hơn… Ngay với rau ăn lá nếu có đủ kali, rau sẽ giòn, ngọt hơn, rau cải muối dưa ít bị khú hơn; hành tỏi được bón đủ lân và kali giúp củ to, mẩy hơn, hương vị đặc trưng hơn, hiện tượng thối nhũn, thối đen giảm đi…
Ngoài ra, cây trồng rất cần các chất trung – vi lượng, đặc biệt cây rất nhạy cảm với các chất canxi, magie và silic…. Chất silic có vai trò kết cấu thành mạch vững chắc giúp thân, lá, rễ cây trồng cứng cáp hơn, chống lại sự xâm nhiễm của các loại sâu bệnh và hạn chế lượng nước bốc hơi, nâng cao sức chịu hạn, chống đổ ngã cho cây trồng, đặc biệt với cây ngô.
Chất canxi (Ca) có tác dụng khử chua, khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây, tạo điều kiện cho bộ rễ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác, giúp cây bí cứng thân, dầy vỏ, ít bị bệnh và thời gian bảo quản sau thu hoạch dài hơn. Nếu thiếu vôi, thân lá vàng úa, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Chất magie (Mg) và lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây trồng tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá của mùa Đông. Đặc biệt chất Mg giúp tăng hiệu suất quang hợp, tăng đậu quả và đặc biệt tăng tổng hợp các chất đường bột, giúp thịt quả chắc, bở, ngọt và thơm hơn, tạo năng suất, chất lượng cao.
Các chất dinh dưỡng vi lượng gồm kẽm (Zn), bo (B), sắt (Fe), mangan (Mn), coban (Co), đồng (Cu)… là những chất tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong củ, quả hạt, quyết định chất lượng và hương vị của nông sản.
Kết quả các thực nghiệm bón phân cho các loại cây trồng đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng (N.P.K) và các chất trung lượng canxi, magie, silic và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlíp đen thì cây tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, an toàn cho người dùng. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, trong nông nghiệp, đầu tư phân bón chiếm 18-22% chi phí sản xuất, song mang lại trên 55% giá thành sản phẩm. Do vậy, việc lựa chọn loại phân bón thích hợp, bón đúng kỹ thuật, đủ số lượng theo yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất đất là rất cần thiết và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chọn phân bón đúng: Vừa năng suất cao, vừa tiết kiệm được tiền
Trên thị trường phân bón hiện nay, có nhiều loại, nhưng nếu nhà nông sản xuất sạch và thân thiện với môi trường, muốn tìm phân bón có nguồn gốc khoáng thiên nhiên và mức đầu tư hiệu quả, tiết kiệm, thì chắc chắn có một lựa chọn tốt, đáp ứng cho cả hai: Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển – Đây là phân bón được sản xuất từ phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với đạm ure và kali Canada theo nhiều công thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từng loại cây trồng, trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Nhiều năm qua, các địa phương ở các tỉnh phía Bắc đã sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển cho các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, để thâm canh cây vụ Đông, nhà nông có thể sử dụng một số sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển sau:
– Phân chuyên bón lót:
Nhà nông có thể dùng sản phẩm đa yếu tố NPK 5.10.3 với tổng lượng dinh dưỡng trên 58%; hoặc ĐYT NPK 10:7:3 tổng dinh dưỡng trên 65%, ngoài cân đối NPK còn chứa rất nhiều các dinh dưỡng trung lượng như: Ca, Mg, Si, lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn … mà các loại phân bón thông thường không có. Đây là các loại phân bón có tỷ lệ phân lân nung chảy cao nhất, chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng trung – vi lượng nhiều nhất, phân bón bền nhất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng, phát triển. Bón đủ lượng phân chuyên lót là đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cơ bản cho cây trồng, giúp cây trồng tăng sức chống chịu sâu bệnh, thích ứng tốt hơn với biến động bất thường của thời tiết, tạo tiền đề cho nông nghiệp sạch, an toàn. Các loại phân này nên đảo đều với phân hữu cơ ủ mục, có thể bón theo hốc, theo rạch hoặc bón đều trên mặt luống trước khi gieo trồng cây con.
– Phân chuyên bón thúc:
Nhà nông có thể dùng sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 12:8:12 có hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng trên 61% cho hành, tỏi, ngô, ớt, dưa bi, các loại cây họ đậu; phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 12:5:10 hoặc 13:3:10, 13:3:13, 22:5:11 cho khoai tây, khoai lang, cà chua, ngô và các loại rau màu khác. Các loại phân bón thúc giàu dinh dưỡng đạm và kali hơn, làm tăng mật độ tế bào diệp lục, tạo điều kiện gia tăng hiệu suất quang hợp, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn, tạo cho năng suất, chất lượng nông sản cao. Vì vậy, các loại phân chuyên thúc nên bón thúc sớm, có thể chia làm nhiều lần, tùy từng loại cây trồng và mùa vụ, tùy loại phân bón. Khi bón thúc, bà con nên bón xa gốc (có một số loại phân đa yếu tố NPK chuyên bón thúc có thể hòa để tưới), bón trước khi xới, vun, sau đó tưới nước cho đủ ẩm. Lưu ý, nhà nông nếu có thể tưới ngấm thì đó là phương pháp tốt nhất.
Phân bón Văn Điển giúp đất ngày càng tơi xốp, màu mỡ
Theo đánh giá của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, với thực tế đã được chứng minh trên đồng ruộng, tất cả những cây trồng đã được bón đầy đủ phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển thì nhà nông không phải bón thêm phân trung lượng, vi lượng.
“Cây trồng được bón phân Văn Điển có sức sinh trưởng phát triển khoẻ, màu sắc lá xanh sáng bóng, bản lá dày, cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn, chịu úng tốt hơn, năng suất cao, chất lượng được cải thiện rõ rệt và rất an toàn cho người sử dụng – Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh phân tích: Đặc biệt, bón phân Văn Điển giúp đất đai ngày càng màu mỡ, giảm độ chua, tăng độ tơi xốp, cân bằng dinh dưỡng trong đất”. Đây là tính chất ưu việt mà không phải loại phân bón thông thường cùng chủng loại trên thị trường có được.
Như vậy, chăm bón cho cây màu vụ Đông ở các khu vực phía Bắc bằng phân bón ĐYT NPK Văn Điển, nhà nông vừa hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa cải tạo và bồi dục đất trồng trọt vừa giảm chi phí, giảm sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Đó là giải pháp ưu việt trong sản xuất nông sản hữu cơ, an toàn, bền vững, nâng cao giá trị nông sản, hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp -
Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn -
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ -
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
-
Bài 2: Phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luậtTrong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật là chủ thể quan trọng, là lực lượng nòng cốt góp phần đưa pháp luật vào đời sống của người dân.
-
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dungHoàn thành dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
-
Hà Nội đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hộiUBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đưa tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
-
Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mớiSau thời gian đồng lòng nỗ lực vượt khó, xã Phúc Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình) đã hoàn thành các tiêu chí vượt kế hoạch và được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Lộ trình tiếp theo, Phúc Trạch quyết tâm về đích NTM nâng cao như đã hẹn.
-
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024Tối 5/12, tại tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu” tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đà Lạt - thành phố Festival Hoa Việt Nam”, thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO và top 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.
-
Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân YênMột trong những điểm nổi bật của quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là việc triển khai các tuyến đường hoa, cây xanh tại các thôn. Hình mẫu này đang góp phần xây dựng hệ thống giao thông nông thôn xanh - sạch - đẹp, tân trang diện mạo thôn quê, tạo phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân.
-
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệpTrong năm 2024, Liên minh HTX Bình Thuận đã đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước thông qua các hoạt động kết nối giao thương, Hội thảo, Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa… Qua đó, mở ra cơ hội về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng cho các HTX trên địa bàn. Đồng thời, kí kết hợp tác với Hội Nông dân (HND) tỉnh Bình Thuận để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tửChương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chỉnh phủ được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành tại Kế hoạch số 5306/KH-UBND ngày 19/6/2023 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023- 2025.
-
'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủSắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá