
Miền Tây trong cơn dịch-hạn: Thế thời buộc phải “thuận thiên”
Đến nay, chưa có một tổng kết chính thức nào thống kê hết thiệt hại mà hạn hán 2020 và Covid – 19 đã gây ra cho miền Tây. Bởi chúng vẫn đang tiếp diễn phức tạp, tác động tiêu cực đến đời sống của hàng triệu người dân vùng vựa lúa lớn nhất đất nước. Đã đến lúc, cần phải có một chiến lược tổng thể về hướng đi lâu dài cho Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ở những năm tiếp theo.

Nước mắt đồng bằng
Một công ruộng (1.000m2) năm ngoái 15-16 bao, năm nay chỉ có 4 bao lúa lép hạt. Với thu hoạch này, chủ lúa đi Bình Dương làm mướn (thuê) là cái chắc! Anh Trần Hoàng Nam 41 tuổi, chủ một phương tiện gặt thuê nói với chúng tôi trong buồn bã vào những ngày cuối tháng 3/2020. Hai mươi năm làm nghề trồng lúa và gặt lúa mướn, chưa bao giờ anh chứng kiến cảnh lúa cháy vàng vì hạn mặn diện rộng như vậy. Hôm qua có chủ ruộng chỉ có 2 bao/công, không đủ trả tiền công cho anh nhưng buộc phải cắt cho bò ăn và làm đất cho vụ sau. Có người còn đốt bỏ. Cả tháng nay, lang bạt đi thu hoạch thuê ở hai huyện Trà Cú, Châu Thành tỉnh Trà Vinh, cảnh đó với anh không còn xa lạ.
Giống như Cái Bè – Tiền Giang quê anh vậy, nhiều cánh đồng lúa thu hoạch chỉ là những bao trấu, lúa lép hạt chỉ để trâu bò và gia súc ăn. Mà chỉ mới năm ngoái thôi, cả vùng này trúng lúa bội thu, sản lượng 7-8,5 tấn/ha là bình thường, còn năm nay thì vậy đó. Anh Nam thở dài, vác bao lúa lép hạt nhẹ tênh bỏ lên chiếc máy chở lúa đang nằm yên góc ruộng.
Đã mấy chục năm nay, tính luôn hạn khốc liệt năm 2016, chưa bao giờ hạn-mặn đã tàn phá cuộc sống người dân ĐBSCL đến vậy. Chỉ mới đầu tháng 2/2020, hơn 450ha màu của bà con đồng bào Khơ Me xã Viên Bình, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng đã cháy úa vì không con nước tưới. Các con sông ở đây đã mặn chát, muốn vớt vát ít hoa màu đang độ thu hoạch, chị Thạch Sa Rin cùng đưa con trai 10 tuổi phải chở từng can nước ngọt trong xóm ra tưới. Kiếm thêm vài trăm ngàn để nhà mấy miệng ăn trữ gạo cho chống dịch covid – 19 tới đây.
Hạn hán đã làm những con sông – kênh- rạch nhiều vùng ngọt ở miền Tây khô cạn. Nước trong đất khô nhanh khiến lòng đất bị co ngót, khô giòn, gãy vỡ khiến rất nhiều nơi bị sụp lún nghiêm trọng. Có nơi diễn ra kinh hoàng trên bình diện rộng như Cà Mau. Khi đang chắp bút cho bài viết, mấy anh cán bộ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau gọi cho hay nơi đây tình hình sụt lún vẫn đang tiếp diễn khốc liệt. Cuối tháng 3 vừa qua, hơn 30m đường đoạn Co Xáng – Đá Bạc đi qua xã lại sụp lún sâu đến gần 2m. Báo hiệu tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại ở huyện Trần Văn Thời. Hiện tượng kinh hoàng này đã diễn ra ngay từ trước tế nguyên đán, đến giờ đã có hơn 1.200 điểm với tổng chiều dài hơn 25km, xảy ra ở tất cả các xã, ấp. Không phân biệt đường dân sinh hay nông thôn, đường liên xã hay liên huyện, đường tỉnh hay đê biển Tây kiên cố, miễn kênh rạch khô là sụp.
Hôm 25/3/2020, đường đê bao kiên cố bảo vệ rừng U Minh thượng – tỉnh Kiên Giang cũng bị sụp lún nghiêm trọng tương tự Cà Mau. Lác đác, lại nghe đâu đó tình trạng trên cũng xảy ra ở Gò Công, Tiền Giang. Hay vùng ngọt hóa ngay tại ven Thành phố Cà Mau. Mà nguyên nhân chính là do nơi đó, tất cả các dòng sông kênh rạch kênh mương đều khô cạn.

Thế thời đã khác
PGS,TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ cho rằng, ĐBSCL là vùng đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi trăm năm qua. Nhưng bây giờ, khái niệm đó đã hoàn toàn thay đổi khi biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng lên vùng đất này. Các tổ chức quốc tế đã nhiều lần cảnh báo, ĐBSCL nằm trên phần rìa của bán đảo Đông Dương, cả bán đảo đang ngày càng dần lún, trong đó ĐBSCL có mức lún nghiêm trọng nhất có nơi 2-4cm/ năm. Chưa kể, tình trạng nước biển dâng, khô hạn, bão lụt trái qui luật tự nhiên đã khiến ĐBSCL đang trở thành nơi hứng chịu thiên tai mức độ ngày càng tăng. Chỉ riêng về điều kiện tự nhiên, người dân ĐBSCL đã và đang là đối tượng phải gánh chịu trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất sinh hoạt và cuộc sống vốn hiền hòa bình dị có từ trăm năm trước.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho hay, hạn mặn 2020 đã đẩy cả huyện Trần Văn Thời lâm vào cảnh sụt lún, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sinh hoạt phát triển kinh tế cả vùng. Chưa kể, tình trạng khan hiếm nước ngọt dùng cho sinh hoạt đã tác động tiêu cực đến hàng ngàn hộ dân khác. Hơn nữa, hàng vạn người dân ven biển khác bị ảnh hưởng cuộc sống khi Cà Mau một năm phải mất hàng ngàn hecta đất rừng phòng hộ ven biển do bị sóng biển nhấn chìm.
TS.Trần Hữu Hiệp, nguyên Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận định, biến đổi khí hậu nước biển dâng đã và đang làm thay đổi trực tiếp cuộc sống an sinh của hàng triệu người dân ĐBSCL. Đặc biệt, đợt hạn hán khốc liệt 2020 diễn ra nghiêm trọng cùng lúc với dịch Covid-19 đã và đang làm thiệt hại kép, tác động tiêu cực nghiêm trọng đến miền Tây Nam bộ, mà trong đó người nông dân là đối tượng phải chịu ảnh hưởng trước tiên và nặng nề nhất.

TS .Trần Hữu Hiệp và PGS, TS. Lê Anh Tuấn cùng chung nhận định rằng, chính sách tập trung phát triển cây lúa vùng ĐBSCL đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước sông Mekong, nguồn nước ngầm khu vực này. Theo tính toán của một nhà khoa học, một ki-lô-gam lúa khi thành phẩm đã phải hao tốn 300 lít nước ngọt. Do vậy, sản xuất càng nhiều lúa sẽ làm cho nhu cầu thiếu nước chung trở nên gay gắt hơn, nhất là vào mùa khô hạn. Trong khi đó, dòng Mekong đang bị Trung Quốc và các quốc gia thượng nguồn chặn cản bằng nhiều đập thủy điện lớn nhỏ. Vì là đoạn cuối của dòng sông Mekong, ĐBSCL phải chịu thiệt hại nặng nề là khó tránh khỏi.
Ông Hà Văn Hinh, một lão nông 70 tuổi ở Vồ Vơi, xã Trần Hợi huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau thổ lộ: Trước Tết, Phòng Nông nghiệp huyện đã cảnh báo về đợt hạn 2020, khuyên bà con không nên xuống vụ 3 (ở đây thường vào 11/3 âm lịch theo tập quán). Lúc đó ruộng sông đều đầy nước, không ai nghĩ khô hạn đến nhanh nên đã ào ạt xuống vụ như mọi năm, trong đó có chú. Rồi hạn nhanh, kèm theo nhiều hộ đồng loạt bơm nước sông cứu ruộng nên khiến sông ngòi ở đây cạn khô nhanh chóng. Ruộng lúa khô nứt nẻ vì không còn nước, nhìn 4ha lúa chất lượng cao đang trổ đòng đòng phải héo úa chết dần mà ông ứa nước mắt, bao nhiêu công sức vốn liếng bỏ ra phải mất trắng.
Sống còn qui luật thuận thiên
Là vùng đất rộng lớn, ĐBSCL chiếm 12% diện tích, khoảng 19% dân số, có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, đóng góp hơn 95% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, và trên 74,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng của quốc gia. Nhưng, thế và lực; nguy và cơ đã khiến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân ĐBSCL cần phải được sớm thay đổi để phù hợp thích ứng. Đây là vấn đề tồn tại sống còn của cả một vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, vì vậy cần phải có chiến lược vĩ mô lâu dài cấp quốc gia. Và phải có sự điều chỉnh thích ứng ngay từng tiểu vùng, khu vực. Ngay cả thói quen lối sống cách làm của nông dân cũng cần phải thay đổi phù hợp.
TS. Trần Hữu Hiệp trong lần trao đổi trực tiếp với chúng tôi đã khẳng định như trên. Theo ông, việc đầu tiên đó phải làm đó là nghiên cứu điều chỉnh chính sách an ninh lương thực hiện nay sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển mới của đất nước. Trong đó, không nhất thiết phải tập trung đầu tư phát triển cây lúa bởi nghịch lý đang diễn ra xuất khẩu lúa càng nhiều, người nông dân càng khổ. Bởi giá trị xuất khẩu thấp hơn các quốc gia khác, nhưng lại đứng đầu về số lượng thì sẽ càng kìm hãm, hạn chế nông dân phát triển nâng cao thu nhập. Trong khi đó, nhiều năm nay Nhà nước đã đầu tư hàng triệu tỷ đồng cho các công trình, dự án, hỗ trợ doanh nghiệp kèm theo cơ chế ưu đãi để xuất khẩu gạo. Chính việc này đã và đang giúp doanh nghiệp dịch vụ lúa – gạo giàu lên, nhưng lại làm cho người dân càng nghèo đi, khiến người độ tuổi lao động không thiết tha đồng ruộng, bỏ vườn lên Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp. Những ngày gần đây, vì đảm bảo an ninh lương thực nhà nước đang xem xét dừng xuất khẩu gạo đã làm dư luận quan tâm đặc biệt. Thế nhưng, điều đó đã làm giá gạo giảm mạnh từ 200-300 đồng/kg, người nông dân lại khóc ròng.
Đồng tình với TS.Trần Hữu Hiệp, PGS, TS Lê Anh Tuấn khẳng định Chính phủ nên có chiến lược phát triển ĐBSCL theo hướng “thuận thiên”, thuận lòng người. Không nên duy trì quá lâu chính sách phát triển cây lúa vì bên cạnh không hiệu quả cho đời sống người nông dân mà còn thúc đẩy môi trường địa lý ĐBSCL vận động nhanh thêm theo hướng tiêu cực, nhất là phải đáp ứng nước cho 3 vụ sản xuất lúa. Theo ông, có nên cần thiết chú trọng an ninh lương thực hay không để theo đó phải phát triển cây lúa? Với nhiều năm lăn lộn với người nông dân Miền Tây, ông khẳng định: Sản xuất lúa của miền Tây hiện chỉ cần 90 ngày đã thu hoạch, nên không thể lo chuyện cả nước thiếu đói. Khi cần thiết, chỉ vùng tứ giác Long Xuyên trồng lúa trong 3 tháng, đã đủ gạo cho 100 triệu dân Việt Nam ăn không hết trong cả năm.
Hai vị Tiến sỹ đều nhấn mạnh rằng, đã đến lúc ĐBSCL cần thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 120 NQ/CP về phát triển ĐBSCL bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ngày 17/11/2017. Trong đó, xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Bên cạnh tài nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế.
Tại cuộc họp bàn về cách chống hạn mặn diễn ra ngày 25/02/2020 tại Cà Mau, các chuyên gia hàng đầu của Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo các cục, vụ nhấn mạnh việc Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung cần có những chiến lược phát triển tiểu vùng phù hợp, không nhất thiết phải tập trung trồng lúa khi điều kiện khí hậu tự nhiên Cà Mau chưa được hưởng lợi từ nước sông Mekong. Mà theo đó, có chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn trồng con gì, nuôi con gì phù hợp địa phương, theo hướng tiết kiệm tài nguyên nước. Có thế, người nông dân mới có thể tồn tại và phát triển kinh tế hay tìm kế sinh nhai ổn định trên mảnh đất của mình trong nhiều năm tới.
Bài, ảnh: Hoàng Quân
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại