Mùa dứa ngọt Tân Phước
Trên đường, dưới đồng khắp nơi chỉ thấy dứa (khóm, thơm). Đó là những hình ảnh tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) mùa thu hoạch dứa.
Đây là địa phương thổ nhưỡng bị phèn nặng thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân hàng chục năm qua. Chính quyền các cấp của tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt để đổi mới cây trồng, vật nuôi, tập trung 3 loại cây chủ lực là: Dứa, thanh long và mít Thái. Đến nay đã có được những tín hiệu lạc quan, thay đổi mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm, đời sống cư dân trên vùng đất khó.
Hồi sinh vùng đất phèn hoang hóa
Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang được thành lập năm 1994 trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, giao thông, cơ sở hạ tầng. Bằng hướng đi phù hợp, vận động thành công sức dân, bộ mặt nông thôn chuyển biến, đặc biệt là công cuộc khai hoang, phục hóa khu vực nhiễm phèn mặn Đồng Tháp Mười. Huyện đã đào mới và nạo vét trên 700km kênh thủy lợi cấp I, II và cấp III; trên 1.100km kênh mương nội đồng để chủ động nguồn nước tưới tiêu, cải tạo trên 15.000ha đất hoang đưa vào sản xuất, tạo tiền đề hình thành các vùng chuyên canh cung ứng nông sản hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Toàn huyện Tân Phước hiện có gần 16.000ha chuyên canh dứa với sản lượng khoảng 250.000 tấn trái mỗi năm. Các xã có vùng trồng dứa chuyên canh tập trung lớn gồm: Hưng Thạnh gần 2.500ha, Tân Hòa Đông trên 2.000ha, Thạnh Mỹ gần 2.000ha…
Mùa thu hoạch dứa vừa qua, giá bán dao động từ 5.000 – 7.000 đồng/kg tùy thời điểm, nhưng nông dân trồng dứa vẫn có lãi bình quân từ 7- 9 triệu đồng mỗi công đất trồng dứa sau khi trừ hết chi phí, số tiền không quá lớn so với các loại rau màu, cây ăn trái khác nhưng rất có ý nghĩa với người dân vùng nhiễm phèn nặng như Tân Phước. Không chỉ người trồng dứa phấn khởi mà hàng ngàn lao động làm thuê cũng vui không kém.
Ông Trần Văn Thy, ngụ tỉnh Bến Tre sang đây lập nghiệp đã 20 năm phấn khởi nói: “Đất phèn ở đây rất phù hợp với viêc trồng dứa. Ban đầu tôi chỉ có 5 công, sau nhiều năm tích cóp, hiện nay tôi đang sở hữu 100 công đất (10ha) trồng dứa, sau khi trừ hết chi phí còn lời khoảng 1 tỷ đồng, năm nay sẽ lời nhiều hơn bởi giá bán tăng khoảng 20% so với vụ năm ngoái”.
Chị Võ Thị Phượng Ngân, quê Long An cho biết thêm: “Gia đình tôi không đất sản xuất nên tới đây làm thuê cho các chủ đất trồng dứa, bình quân mỗi ngày tôi được trả 180.000 đồng, chồng tôi được 200.000 đồng, tuy cực nhưng đủ tiền lo cho 2 đứa con đang học đại học. Được một điều nữa là công việc có quanh năm”.
Theo các hộ trồng dứa cho biết, thời gian trồng dứa cho đến khi thu hoạch mất khoảng 18 tháng, thông thường vụ sau dứa cho năng suất cao hơn vụ trước nếu bón phân, xịt thuốc đầy đủ. Thời gian trồng lại sau khoảng 4 năm. Bình quân 1.000m2 đất trồng từ 3.000 – 3.200 cây dứa con. Trung bình 1ha (10 công đất) trồng dứa sau khi trừ chi phí, có thể lãi khoảng 50 – 60 triệu đồng/vụ, nhiều nông dân còn tiến hành xử lý để dứa cho trái đầu hoặc cuối vụ để bán được giá cao hơn, nâng cao thu nhập.
Có an cư thì mới lạc nghiệp, huyện đã xây dựng 20 tuyến và 6 cụm dân cư, bố trí cho trên 2.000 hộ có nơi ở ổn định và bảo đảm cho hơn 3.500 hộ dân đang cư trú dọc theo các tuyến kênh mương tránh bị ngập lũ hàng năm, giảm thiểu nguy cơ thiên tai, an tâm phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.
Lập vùng chuyên canh cây chủ lực xóa đói giảm nghèo
Hiện nay cây dứa đã thực sự là cây chủ lực của Tân Phước với các ưu điểm: Chịu phèn, năng suất cao, đầu ra thuận lợi. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cần quan tâm các vấn đề như: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh, chú trọng khâu làm đất đúng kỹ thuật, chọn giống tốt, trồng với mật độ vừa phải; sau chu kỳ 3 năm thu hoạch, phải cải tạo trồng lại để bảo đảm năng suất, chất lượng dứa cũng như hiệu quả kinh tế.
Ông Huỳnh Tấn Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Phước chia sẻ: “Mặc dù điều kiện sản xuất, thổ nhưỡng không thuận lợi bởi đất đai nhiễm phèn không thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là không thể trồng lúa năng suất cao, và một số cây ăn trái, nên chúng tôi đã chọn cây dứa với nhiều đặc điểm phù hợp để làm cây thoát nghèo cho người dân và đã thành công như mong đợi”.
Quy hoạch đúng hướng, chính quyền hỗ trợ tích cực về vốn, kỹ thuật… cùng với sự cần cù lao động của bà con nông dân, tất cả đã tạo nên một vùng chuyên canh dứa rộng lớn, dồi dào mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên một vùng quê đã từng được xem là vùng đất hoang, nghèo khổ, khó khăn nhất của tỉnh Tiền Giang.
Nhờ cây dứa, nhiều nông dân vào khai hoang, lập nghiệp đã có cuộc sống ổn định. Điển hình như ông Nguyễn Thành Hiển, nông dân giỏi tiêu biểu của huyện Tân Phước. Gia đình ông khai hoang trồng 3ha dứa tại xã Phú Mỹ. Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khoa học, xử lý cho trái theo ý muốn, mỗi năm ông đạt sản lượng 60 tấn quả, thu lợi nhuận ròng từ 180 – 200 triệu đồng/ năm.
Đầu ra đối với cây dứa hiện nay khá lớn, ngoài các thương lái đến từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác, thì Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thắng tại xã Tân Lập 2 cũng góp phần tiêu thụ một phần sản lượng dứa với giá cả ổn định.
Hiện nay, 100% diện tích dứa chuyên canh tại huyện Tân Phước đều có đê bao ngăn lũ bảo vệ, đảm bảo phòng tránh thiên tai, chủ động nguồn nước tưới tiêu cũng như thuận tiện để áp dụng khoa học kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP. Nhờ tạo lập vùng chuyên canh trồng dứa với diện tích lớn, huyện Tân Phước đã kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 20% năm 2014 xuống còn 16,4% như hiện nay.
Nhìn những ghe, xuồng chất đầy dứa ngọt tấp nập tập kết bên các tuyến đường để chuẩn bị vận chuyển tới các địa phương, nhìn khí thế lao động của hàng trăm nông dân đang chất hàng lên những chiếc xe tải nối dài với nụ cười hớn hở, như vậy nông dân Tân Phước năm nay lại có thêm một mùa dứa ngọt.
“Dứa là cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và thiên nhiên khắt nghiệt Đồng Tháp Mười (Tiền Giang). Trong năm qua, giá dứa luôn đứng ở mức cao, từ 4.000 – 6.000 đồng/kg tùy theo thời điểm, lúc trái vụ, hút hàng, giá dứa lên trên 8.000 đồng/kg. Với mức năng suất bình quân 19 – 20 tấn/ha, những nông dân sản xuất giỏi đạt đến 30 tấn/ha, mỗi hec ta dứa cho giá trị sản lượng 80 – 120 triệu đồng, trừ chi phí, bà con còn lãi 40 – 50%”.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phước.
Bài, ảnh: Thanh Liêm
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ -
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống -
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18Tổng Bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu.
-
Triển lãm 'Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc'Ngày 21/1, triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa