Muốn sung túc, đừng để cây đu đủ sống trong “nghèo khó”
“Cây đu đủ có thời gian sinh trưởng ngắn, sản lượng cao, ra hoa quả chín quanh năm, yêu cầu dinh dưỡng rất lớn. Vì vậy, để có quả ngọt và túi tiền được rủng rỉnh quanh năm, bà con nên sử dụng phân bón chế biến từ khoáng chất, đủ chất đa, trung, vi lượng như phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển…”.
Ảnh minh hoạ: Tư liệu.
Đó là chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng Mới từ kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về sử dụng phân bón cho cây ăn quả. Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain một loại protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh thường được hầm chung với thịt giúp thịt nhanh mềm.
Đặc biệt trong đu đủ lượng beta-carotene nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta carotene là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta-carotene.
Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74–80 mg vitamin C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và carotene nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đu đủ cần lượng dinh dưỡng bao nhiêu là “đủ”?
Vốn là cây thích hợp với đất giàu chất hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 6,5, đu đủ cần được bón nhiều phân chuồng, phân NPK có tỷ lệ cân đối hợp lý và có các chất trung và vi lượng; hạn chế dùng phân hóa học, hạn chế tối đa bón đạm đơn vì cây dễ bị lốp (tốt lá xấu quả), dễ hấp dẫn côn trùng gây hại, lượng đạm Ni tơ rát (N03) trong quả cao gây đắng chát và ngộ độc. Để có năng suất cao, quả ngon và an toàn cần tạo môi trường đất thông thoáng, có độ pH thích hợp, không chứa chất độc hại và các tác nhân gây bệnh như virus, tuyến trùng…
Thâm canh đu đủ có thể bón lót bằng phân nung chảy Văn Điển. Ảnh minh hoạ. Tư liệu.
Trong các loại cây ăn quả, cây đu đủ có thời gian cho quả dài nhất trong năm (có thể kéo dài đến 8-9 tháng), tiềm năng cho năng suất rất cao nên nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cả đa lượng và trung vi lượng theo nhu cầu sinh lý của cây mới giúp cây sinh trưởng, phát triển khỏe, năng suất, chất lượng cao và ít sâu bệnh hại.
Trên thị trường phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ủ mục, chỉ có phân nung chảy và các sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK được sản xuất trên nền phân nung chảy Văn Điển mới hàm chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Thâm canh đu đủ có thể bón lót bằng phân nung chảy Văn Điển (trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4% , chất Mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; chất molipden: 0,001%; chất Coban: 0,002; chất Bo: 0,008%; chất Kẽm: 0,00014%…).
Cách bón phân Văn Điển cho cây đu đủ
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, phân bón Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, bay hơi, không bị các chất khác bám giữ; phân chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra khi có nhu cầu sử dụng nên dinh dưỡng được nhả chậm, nhả từ đầu vụ đến cuối vụ theo nhu cầu dinh dưỡng của cây. Vì vậy bà con có thể bón phân cho đu đủ theo hướng dẫn sau đây:
Bón lót: Mỗi cây bón 5 -10 kg phân hữu cơ, 1 – 2 kg phân lân Văn Điển : có thể bón thêm 0,5 kg phân ĐYT NPK 5:10:3 tổng dinh dưỡng trên 58%. Đào hố, bón phân hữu cơ + phân lân + NPK, đảo đều phân với đất, lấp đất kín phân, sau đó moi hốc nhỏ ở giữa hố để trồng cây.
Bón thúc: Bón thúc khi cây còn non, lần 1 sau trồng 15 – 20 ngày sau đó định kỳ 2-3 tháng bón 1 lần. Có thể sử dụng cac loại sản phẩm sau:
+ Phân đa yếu tố NPK 10.5.12, tổng dinh dưỡng N = 10% , P2O5 = 5% . K2O = 12%, CaO = 7%, MgO = 7%, SiO2 = 6%, S – 3% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.
Phân đa yếu tố NPK công thức 10.5.12 có thể sử dụng bón lót cho đu đủ rất tốt. Ảnh tư liệu.
+ Phân ĐYT NPK 12:8:12 tổng dinh dưỡng dễ tiêu trên 61%.
Khi đu đủ có quả cũng bón 1 trong 2 loại phân bón ĐYT NPK Văn Điển trên. Mỗi cây bón khoảng 3-4 kg phân bón thúc trong niên vụ 1 năm.
Cách bón: Rắc phân xung quanh gốc, cách gốc 20 – 30 cm, lấp đất kín phân kết hợp với tưới nước đủ ẩm. Do rễ đu đủ ăn nông và rất sợ bị chạm rễ, nên khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (nếu có đất bùn phơi khô càng tốt); tránh làm đứt rễ, hạn chế sự xâm nhiễm của các đối tượng gây hại , đặc biệt tuyến trùng hại rễ .
Phân lân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, là loại khoáng thiên nhiên nên bón cho đu đủ không để tồn dư chất độc hại cho đất và cây trồng. Ngoài ra nó còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng như can xi, magie, silic, lưu huỳnh… Các chất này không những có lợi cho cây trồng, còn có tác dụng khử và trung hòa các chất độc gây hại bộ rễ, giúp cân bằng dinh dưỡng, hạn chế bệnh xoăn lá virus, nhện đỏ, rệp, rầy và tuyến trùng… hại đu đủ.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, ngoài đạm, lân, ka li còn có các chất trung và vi lượng; cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng với thành phần hợp lý nên giúp cho cây đu đủ phát triển cân đối khỏe mạnh, cây chắc mập, lá dày màu xanh sáng, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả to chắc, mầu sắc đẹp, tăng hương vị thơm và ngọt mát.
Trọng Hòa – Nam Phong
Nhu cầu dinh dưỡng của cây đu đủ
Đạm: Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein, giúp tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống. Đạm giúp cây sinh trưởng nhanh.
Lân: Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác. Lân tham gia vào thành phần của a xít Nucleic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1-14% trọng lượng chất khô của cây.
Kali: Kali không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng Kali lớn cho tất cả mọi bộ phận. Kali ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật. Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng; tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây, làm tăng chất lượng và làm đẹp mẫu mã quả.
Canxi (Ca): Ca có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ phát trển mạnh giúp cây sinh trưởng tốt. Đặc biệt với du đủ, Ca tham gia cấu tạo thành vách tế bào, giúp bộ rễ chắc, khỏe hơn, làm cho thịt quả giòn, chắc hơn; Ca làm tăng khả năng chống bệnh, nhất là bệnh khảm lá đu đủ.
Magie (Mg): Cấu tạo diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp; tham gia các enzim làm tăng độ Brix trong quả đu đủ. Mg giữ độ pH trong tế bào ở cây ở phạm vi thích hợp, ổn định và cân bằng nước.
Silic (SiO2): Cây đu đủ không có nhu cầu silic cao như các lọai cây 1 lá mầm như mía, lúa…, tuy nhiên cây hút nhiều silic hơn để tạo thành lớp cutin dưới biểu bì vừa tạo màng chống lại sự bốc thoát hơi nước giúp cây chịu hạn tốt hơn; vừa giúp thân, rễ dày, cứng hơn, chống chịu tốt hơn với gió bão và hiện tượng nước đọng. Cây đu đủ cũng là cây ưa hảo khí, thông thoáng khí vùng rễ nên đất đủ silic thì tơi xốp thoáng khí cho bộ rễ tơ hô hấp tốt hơn. Ngược lại thiếu silic đất bí dễ thiếu không khí hệ rễ trao đổi chất kém và dễ nhiễm bệnh. Bón phân có silic, hoặc cung cấp đủ silic giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn.
Lưu huỳnh (S): tạo thành các chất tinh dầu và tạo mùi vị cho cây, thúc đẩy quá trình chín của quả
Các nguyên tố vi lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypden (Mo) và Clo (Cl). đóng nhiều vai trò phức tạp trong dinh dưỡng thực vật và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Bổ sung đủ dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng giúp cây phát triển mạnh mẽ, cung cấp cân đối nguồn dưỡng chất cho cây phát triển toàn diện.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển