Thái Nguyên nâng tầm nông sản bằng thương hiệu OCOP
Cùng với việc tạo thêm nhiều sản phẩm để đạt chứng nhận OCOP, nhiều chủ thể cũng đã chủ động giữ vững và nâng hạng các sản phẩm OCOP đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Giữ vững thương hiệu OCOP
Thời gian qua, cùng với chính quyền và các ngành chức năng địa phương, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đã tập trung hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp để tham gia Chương trình OCOP, bằng những giải pháp cụ thể: Định hướng tư vấn sản phẩm, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…
Từ các hoạt động hỗ trợ đó đã có nhiều cá nhân, cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt những tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
Theo các chủ thể OCOP tỉnh Thái Nguyên, sau khi nhận được chứng nhận về sản phẩm đạt chất lượng OCOP, các sản phẩm đã đều có sự phát triển tốt cả về quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm OCOP Thái Nguyên không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn tầm xuất khẩu ra thế giới.
Bà Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chè Hảo Đạt ở xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) cho biết: HTX Chè Hảo Đạt có 3 sản phẩm gồm chè Đinh, chè Tôm Nõn, chè Móc Câu. Sản phẩm chè Tôm Nõn Đạt chứng nhận OCOP 5 sao, sản phẩm chè Đinh và chè Móc Câu đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Với mục tiêu đưa chè Tân Cương vươn tầm quốc tế, HTX Chè Hảo Đạt đã luôn tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hai sản phẩm Chè Đinh và chè Móc Câu, 2 sản phẩm này đang được hướng đến đạt chứng nhận từ OCOP 4 sao tiến lên OCOP 5 sao.
Từ khi nhận được chứng nhận là sản phẩm OCOP, HTX Chè Hảo Đạt đã thuận lợi hơn rất nhiều trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế. Các thị trường mục tiêu được hướng đến là châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc…
“Mỗi năm HTX Chè Hảo Đạt lại luôn nhận được sự hỗ trợ của các ngành chức năng tỉnh Thái Nguyên và đặc biệt là ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong việc tổ chức các buổi tập huấn nhằm cập nhật các kiến thức mới cho các xã viên tại HTX về các kỹ thuật trồng chè, chăm sóc chè, giúp nâng cao năng suất và chất lượng chè… HTX Chè Hảo Đạt tin tưởng sẽ nâng tầm chất lượng sản phẩm chè OCOP và chinh phục thị trường quốc tế, đưa thương hiệu chè Tân Cương đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn thế giới” bà Hảo cho hay.
Cũng giống như các sản phẩm OCOP trà ở HTX Chè Hảo Đạt, sản phẩm miến dong của HTX Miến Việt Cường (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) cũng ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết tới.
Ông Nguyễn Văn Ba - Giám đốc HTX Miến Việt Cường cho hay: Được sự hỗ trợ của các ngành chức năng địa phương, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Văn phòng Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, HTX chúng tôi đã xây dựng được 4 sản phẩm OCOP trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao và 3 sản phẩm OCOP 4 sao.
Từ khi xây dựng được sản phẩm OCOP chất lượng, miến Việt Cường đã ngày càng giữ vững thương hiệu của mình, đặc biệt là đầu ra liên tục được mở rộng, chính vì vậy doanh thu năm sau luôn cao hơn năm. Năm 2023, doanh thu của HTX Miến Việt Cường đã đạt gần 16 tỷ đồng, tăng hơn 2 tỷ đồng so với năm 2022.
Hiện nay HTX Miến Việt Cường đang giải quyết việc làm cho 30 lao động, với mức thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng; trung bình mỗi tháng HTX đưa ra thị trường 50 tấn sản phẩm trong đó xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: châu Âu, Đài Loan… khoảng 20%.
Tiếp tục đồng hành cùng các chủ thể OCOP
Có thể thấy rằng từ khi đạt được chứng nhận OCOP, các sản phẩm nông sản của Thái Nguyên (chè của HTX Chè Hảo Đạt, miến của HTX Miến Việt Cường…) đã ngày càng khẳng định được vị thế trong và ngoài nước. Chính vì vậy quá trình nâng sao cho sản phẩm OCOP là tất yếu nhưng không phải bắt buộc với các chủ thể.
Để thực hiện nâng từ 3 sao lên 4 sao, các chủ thể phải chứng minh được sự mở rộng về quy mô sản xuất, đổi mới quy trình, mở rộng thị trường tiêu thụ; các tiêu chí về chất lượng sản phẩm phải hoàn thiện theo thang điểm của sản phẩm 4 sao... Đối với các sản phẩm OCOP từ 4 sao muốn nâng lên chất lượng 5 sao lại càng khó khăn, khi mức độ 5 sao là do Hội đồng Trung ương xét, công nhận.
Ông Trần Nho Hưởng – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho hay: Để sản phẩm nông nghiệp Thái Nguyên phát triển, nhất là sản phẩm đạt được chứng nhận OCOP, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đã luôn đồng hành, lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến của các chủ thể (từ những đơn vị chưa có sản phẩm OCOP đến những đơn vị đang có sản phẩm OCOP) từ đó sẽ có những phương án cụ thể để giúp đỡ cho các chủ thể và sản phẩm phát triển tốt nhất. Không chỉ góp phần giúp chủ thể và sản phẩm đạt chứng nhận OCOP mà mỗi sản phẩm OCOP còn phải luôn là niềm tự hào của tỉnh Thái Nguyên.
Trong thời gian tới, các ngành chức năng tỉnh Thái Nguyên, ngành Nông nghiệp tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục công tác tuyên truyền, hướng dẫn để các doanh nghiệp, HTX, người dân nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được phân hạng. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh để đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm; nâng hạng sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, từ 4 sao lên 5 sao, đồng thời tạo cơ hội cho các sản phẩm OCOP của tỉnh hội nhập quốc tế.
Việc giữ vững được chất lượng sản phẩm OCOP thì vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng. Do vậy, các địa phương cần tăng cường tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, giám sát quá trình sản xuất của các cơ sở, các chủ thể để giữ vững chất lượng sản phẩm OCOP đã được gắn sao.
-
Quảng Nam: Xã Tiên Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 -
Hỗ trợ Minh Tiến hoàn thành xây dựng nông thôn mới -
Ninh Bình: Khi cả hệ thống chính trị vào cuộc xây dựng nông thôn mới -
Bắc Giang: Yên Dũng quyết tâm nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới
- Phong Điền: Xây dựng Nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất sản phẩm thế mạnh, lợi thế của địa phương
- Bạc Liêu: Sử dụng nguồn vốn chính sách đúng cách góp phần đạt các tiêu chí nông thôn mơi
- Than Uyên phấn đấu 100% số xã cán đích nông thôn mới
- Huyện Giao Thuỷ kỷ niệm 90 năm thành lập và đón nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023
- Chuyển đổi số - đòn bẩy đưa xã Cấn Hữu (Quốc Oai) xây dựng nông thôn mới hiện đại, thông minh
- Xây dựng nông thôn mới nâng cao có nhiều khởi sắc
- TP. Cần Thơ: Huy động mọi nguồn lực hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra trong năm 2024
-
Tôn vinh nông dân xuất sắc và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong ngày 08/10, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình “Tôn vinh nông dân Thái Nguyên xuất sắc lần thứ I”, Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ VII và Tổng kết, trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật trong nông dân lần thứ XII
-
Agribank sát cánh với đề án sản xuất lúa chất lượng caoMột số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận các kết quả tích cực sau vụ thí điểm đầu tiên. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn tài trợ quốc tế cam kết sẽ tài trợ đáp ứng nhu cầu tài chính cho tất cả các mô hình.
-
Quảng Nam: Xã Tiên Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) – Được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2015, sau 9 năm xã Tiên Phong đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Công điện của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanhThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
-
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngBảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác Hội và phong trào nông dân. Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chương trình phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền cùng nhiều kế hoạch được xây dựng và hành động.
-
Hà Giang: Hỗ trợ hội viên nông dân tham gia kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn tích cực tham gia vào kinh tế tập thể trong nông nghiệp, chiều ngày 07/10 Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Giang đã ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải(Tapchinongthonmoi.vn) – Mới đây, tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải áp dụng máy sạ hàng hiệu ứng đường biên và bón vùi phân bón.
-
Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm qua từ nguồn vốn tín dụng chính sách theo các chương trình cho vay: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, nhà ở… Từ đó đã góp phần giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững và góp phần tích cực giúp các địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
-
Hỗ trợ Minh Tiến hoàn thành xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Góp phần hỗ trợ giúp xã Minh Tiến (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình vào năm 2024, sáng ngày 06/10, tại xã Minh Tiến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Hữu Lũng và các đoàn thể huyện Hữu Lũng đã cùng UBND xã Minh Tiến, người dân trên địa bàn, tổ chức ra quân ngày “Chủ nhật xanh xây dựng nông thôn mới Minh Tiến” thực hiện tiêu chí số 17 trong xây đựng nông thôn mới.
-
Yên Thế nhiều cách làm hay trong xây dựng nông thôn mớiVận dụng khéo công tác dân vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ mục tiêu, giao việc cho từng cán bộ… nhờ đó việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Quê hương của phong trào Khởi nghĩa Yên Thế đang thay da đổi thịt từng ngày.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024