Nếu “biết nói năng”, cây cà phê Tây Nguyên sẽ nói điều gì?
Nếu những ly cà phê xuất xứ Tây Nguyên “biết nói năng”, hẳn chúng sẽ nói với người uống rằng: Cà phê ngon không chỉ từ giống và khí hậu, mà một phần rất lớn nhờ vào tài chăm bón người trồng. Dù có khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi, qua nhiều năm khai thác, đất Tây Nguyên chua hoá và đã hao hụt dinh dưỡng đi rất nhiều. Vì thế cà phê cần được bón phân bổ sung đủ các chất đa, trung, vi lượng mới giữ được hương vị độc đáo.
Cà phê 8 năm tuổi được bón bằng phân bón Văn Điển tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana (Đắk Lắk).
Tây Nguyên có gần nửa triệu hectar cà phê được trồng trên đất đỏ bazan, đất xám (gồm các tỉnh Đắk Lắc, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum). Khí hậu ôn hòa rất thích hợp với cà phê, tuy nhiên sinh thái đất ở đây có những đặc điểm cần lưu ý để có những biện pháp chăm bón phù hợp nhằm khai thác lợi thế của đất đồng thời khắc phục những hạn chế.
Những hạn chế của đất trồng cà phê ở Tây Nguyên là gì?
Nơi đây là vùng đất cao trung bình so với mực nước biển ³ 1000m, được hình thành từ sự phong hóa tro núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm. Bên cạnh những ưu điểm tầng đất canh tác dầy hàng mét, tơi xốp, thấm nước tốt, đồi xoải, hàm lượng đạm tổng số trong đất từ trung bình đến khá thì dinh dưỡng đất lại có những hạn chế như: Độ chua cao, pH dưới ngưỡng 4,2, đất nghèo đến rất nghèo lân, kali, canxi, magie, silic, bo, kẽm, mangan…
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về bón phân cho cây công nghiệp, sau nhiều thập kỷ khai thác trồng cà phê, con người đã lấy đi hàm lượng dinh dưỡng rất lớn trong đất, thêm vào đó là sự rửa trôi liên tục trong nhiều năm đã làm đất mất cân đối dinh dưỡng.
Cụ thể đất thiếu lân, kali, canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng. Hàng năm các nhà vườn liên tục bón phân cho cây cà phê, nhưng đáng tiếc là việc sử dụng nhiều loại phân chỉ có 1 đến 3 loại dinh dưỡng như supe lân, urê, kali, SA hoặc dùng NPK thông thường. Các loại phân này cung cấp đơn lẻ một loại chất dinh dưỡng hoặc 3 – 4 chất, thiếu một loạt các chất dinh dưỡng như canxi, magie, silic, vi lượng… càng làm cho đất thiếu trầm trọng.
Khi thừa đạm, thiếu các chất trung, vi lượng, cây cà phê sẽ sinh trưởng phát triển yếu, giảm sức đề kháng, nhiễm các loại sâu bệnh, rụng trái non, trái chậm lớn, trái chín không đồng đều, năng suất chất lượng giảm, cây nhanh già cỗi.
Thấy được những tồn tại trên, nhiều năm qua Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đi tiên phong trong sản xuất cung ứng cho thị trường cả nước, đặc biệt cho các tỉnh Tây Nguyên loại phân bón đa yếu tố (ĐYT) dinh dưỡng gồm: Lân nung chảy và ĐYT NPK. Theo điều tra khảo sát của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tại tỉnh Đắc Lắc, tỷ lệ hộ sử dụng phân lân Văn Điển cho cây cà phê chiếm tới 53,5%, các địa phương khác trong vùng từ 35 – 47% (nguồn: Tiến sĩ Trương Hồng – Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên).
“Sử dụng khép kín phân bón Văn Điển: Giải pháp hữu hiệu nhất”
Những năm gần đây, cùng với phân lân, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã cung ứng nhiều dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK. Các loại này có đầy đủ tất cả 13 yếu tố dinh dưỡng mà cây cà phê cần.
Sau đây là phương pháp sử dụng một số loại phân bón nói trên cho cây cà phê, do kỹ sư Nguyễn Xuân Thự chia sẻ, hướng dẫn: – Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.10.5 có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 13%; MgO = 7%; SiO2 = 12%; S = 2% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… Tổng dinh dưỡng 59%. ĐYT NPK 10.10.5 dạng viên tan từ từ chuyên dùng bón lót khi trồng mới và bón phục hồi cho cây cà phê sau thu hoạch. Với cà phê trồng mới bón 0,4 – 0,6kg/hố cùng với 1 – 1,5 kg lân Văn Điển trộn đều với đất ở trong hố trước đặt bầu khoảng 1 tuần. Với cà phê kinh doanh sau thu trái xong cắt cành vượt, vệ sinh vườn tiến hành đào rạch xung quanh tán cây rải phân ĐYT NPK 10.10.5 lượng từ 1-1,5kg/gốc cùng với phân hữu cơ, sau đó lấp đất và tưới nước. ĐYT NPK 10.10.5 giúp cà phê trồng mới nhanh bén rễ hồi xanh, đồng thời dự trữ lân và các chất dinh dưỡng ở lớp đất dưới để cho cây ăn dần sau này, đối với cà phê kinh doanh giúp cho cây phục hồi nhanh sau thu trái để phân hóa tốt mầm hoa, ra hoa, đậu trái thuận lợi.
– Phân ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… Tổng dinh dưỡng 49%. Phân bón dạng viên tan trong nước chuyên dùng bón thúc: Cà phê trồng mới năm thứ nhất bón 1 – 1,5kg/gốc/năm. Năm thứ hai bón 1,5 – 2kg/gốc/năm. Năm thứ 3 bón 2 – 2,5kg/gốc/năm, lượng phân trên chia bón 3 – 4 lần bón/năm. Đối với cà phê kinh doanh, ĐYT NPK 12.5.10 bón vào đợt đầu mùa mưa để nuôi trái lớn lượng từ 0,6 – 0,8kg/gốc đợt này bón kết hợp 1- 1,5kg lân Văn Điển để kích thích rễ phát triển làm cho cây khỏe hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.
– Phân ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… Tổng dinh dưỡng 61%. Phân bón dạng viên tan trong nước dùng để bón đợt giữa mùa mưa, lượng bón từ 0,8 – 1,2kg/gốc, loại phân này cũng dùng để bón đợt cuối mùa mưa do cân đối đạm và kali nên kích thích trái lớn nhanh. Đối với những vườn cà phê khó tưới đợt cuối mùa mưa, nên bón phối hợp thêm lân Văn Điển lượng từ 1 – 1,5kg/gốc, cách bón vùi xa gốc 30 – 40cm để nâng cao hiệu suất của phân bón, cũng có thể bón trực tiếp trước khi trời mưa hoặc rải phân xong tưới nước, phân tan nhanh, cây hấp thụ dinh dưỡng được ngay.
Cũng theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, sử dụng khép kín phân bón Văn Điển là giải pháp hữu hiệu nhất bởi lẽ cùng một lần bón đã cung cấp cho cây đầy đủ 13 yếu tố dinh dưỡng cân đối, từ đạm, lân, kali, đến canxi (vôi) magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, mangan mà các loại phân bón đơn, NPK thông thường không có được. Cà phê được bón phân Văn Điển lá dầy, xanh sáng bóng, thân cành vỏ nhẵn, cà phê trồng mới nhanh khép tán, cây khỏe, ít sâu bệnh, và phê kinh doanh chùm trái dầy, sai quả, ít rụng trái non, lớn nhanh, quả chín đồng đều, ít sâu bệnh, năng suất cao, tỷ lệ nhân loại 1 đạt rất cao, tuổi thọ của cây kéo dài, giảm độ chua trong đất, cân bằng lại dinh dưỡng, nâng cao độ màu mỡ của đất.
Việt Hà – Nam Phong
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển