
Hồ sơ đề cử "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đáp ứng được các tiêu chí để đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.
Ngày 29/11, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO tại Rabat (thủ đô Morocco), Hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" của Việt Nam là 1 trong số 56 hồ sơ được UNESCO xem xét.
Theo Uỷ ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử của Việt Nam đáp ứng được những tiêu chí để đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.
Các tiêu chí đó là di sản liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản. Chủ thể văn hóa và người thực hành chủ yếu là phụ nữ Chăm. Tri thức và kỹ năng làm nghề được trao truyền trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hằng ngày.
Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại. Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.
Hồ sơ cho biết hiện nay số lượng nghệ nhân, người thực hành và người học nghề tại các làng gốm còn rất ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, di sản vẫn có nguy cơ mai một bởi nhiều mối đe dọa khác nhau (tốc độ đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian các làng nghề thủ công truyền thống và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có; chi phí nguyên liệu tăng cao; nghệ nhân lành nghề tuổi cao, thế hệ trẻ không hứng thú với nghề, sản phẩm thiếu sự đa dạng…). Đây cũng là lý do để di sản này phải được bảo vệ.
Trên cơ sở đó, Hồ sơ trình bày chi tiết kế hoạch bảo vệ di sản được thực hiện trong 4 năm (2023 - 2026).
Di sản này đã được đưa vào "Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Việt Nam" và Báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL).
Bên cạnh đó, việc kiểm kê di sản thu hút sự tham gia của cộng đồng ở làng Bàu Trúc (Ninh Thuận) và Bình Đức (Bình Thuận) với sự phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, Trung tâm Nghiên cứu và Trưng bày Văn hóa Chăm (tỉnh Ninh Thuận) trong việc khảo sát, kiểm kê, quay phim, chụp ảnh...
Theo Bộ VHTT&DL, sau khi Hồ sơ đáp ứng được các tiêu chí, UNESCO đã ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" là Di sản Văn hóa phi vật thể vào các danh sách của tổ chức này.
Theo Chinhphu.vn
-
Đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa: Bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử
-
Người dân khắp nơi nô nức tham dự hội Phật Tích ở Bắc Ninh
-
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Hội Xuân núi Bà Đen
- Ngư dân Quảng Ngãi ra quân khai thác hải sản đầu năm
- Đảm bảo lễ hội Xuân Quý Mão 2023 diễn ra an toàn, văn minh
- Phong tục đón Tết của người dân tộc Tày ở Bình Liêu
- Tết Nguyên Đán - Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
- Rộn ràng ngày 30 Tết của đồng bào Mông Sa Pa
- TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Quý Mão
- Đồng Nai: Thành phố Biên Hoà tổ chức Hội hoa Xuân Quý Mão
-
Huyện Mù Căng Chải: Tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 27/01 (tức ngày mùng 6 Tết), huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023 và trồng trên 300 cây hoa đào rừng tại bờ Hồ thủy điện Khao Mang.
-
Bài học giữ nước từ Hiệp định Paris 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị4 triết lý giúp chúng ta chiến thắng trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có cách thể hiện phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
-
Không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại ở Bắc BộĐêm qua và sáng nay (27/01), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong đợt không khí lạnh từ 27-30/1, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ.
-
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động Tết trồng cây Xuân Quý MãoNhân Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Quý Mão 2023, sáng 27/1 (mùng 6 tháng Giêng), tại Khu di tích K9-Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
-
Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi(Tapchinongthonmoi.vn) Đó là lời bộc bạch trong những ngày cuối năm của nông dân nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi - anh Nguyễn Thái Huy sinh năm 1975 (Ất Mão) ở xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh - Hà Tĩnh.
-
Hải sản được giá, ngư dân Thanh Hóa hối hả ra khơiTrong những ngày đầu Xuân năm mới, trong khi hàng nghìn tàu cá công suất lớn ở các vùng biển Thanh Hóa đang “nằm bờ” nghỉ Tết thì các tàu thuyền, bè mảng công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ đã lần lượt ra khơi để khai thác hải sản.
-
Thủ tướng: Vừa cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - TPHCM, vừa nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), sau khi kiểm tra, đôn đốc dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, tại ga Tháp Chàm, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ ra quân dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn và chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án và các bộ, nhân viên ga Tháp Chàm.
-
Đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaTối 26/1, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
-
Thủ tướng biểu dương cao tốc Nha Trang – Cam Lâm vượt tiến độ 3 thángChiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1, thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án.
-
Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Tiếp nối tư tưởng của các nhà kinh điển và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò rất quan trọng của nông dân trong Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân (CMDTDCND) cũng như trong CMXHCN.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh