
Đóng gói phân bón tại nhà máy phân bón Bình Điền (Long An). Ảnh: Bùi Giang/TTXVN
Giá phân bón vẫn sẽ ở mức cao
Theo ông Phùng Hà, Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón năm 2021-2022 đã tăng phi mã trong vòng 50 năm lại đây. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc bắt đầu mở cửa thị trường và không còn hạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón như trước đó, nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới đã dồi dào nên giá phân bón cũng bắt đầu hạ nhiệt.
Tuy nhiên, với đặc thù giá gas và giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất phân bón, trong đó giá gas chiếm tới khoảng 80-90% giá thành sản xuất amoniac-đầu vào quan trọng để sản xuất phân đạm ure, DAP nên giá phân bón trong những tháng tới đây vẫn biến động khó lường.
Ông Hà cho biết, hiện nhiều chuyên gia phân bón và tài chính thế giới đều dự báo, giá phân bón đang giảm nhưng khả năng vẫn neo ở mức cao và hoàn toàn phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới cũng như diễn biến của cuộc chiến Nga-Ukraine.
Về cung phân bón cho vụ Đông Xuân 2022-2023, hiện công suất sản xuất phân đạm ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm. Với phân bón chứa lân và phân tổng hợp NPK, công suất sản xuất trong nước cũng vượt xa nhu cầu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 40% lượng phân DAP và toàn bộ lượng phân kali để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA), thị trường phân bón thế giới có thể diễn biến theo 3 kịch bản. Cụ thể, ở kịch bản bi quan, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ giảm vào năm 2023 và đạt 194,6 triệu tấn vào năm 2026, nghĩa là nhiều hơn 2 triệu tấn so với năm 2019, nhưng thấp hơn 9 triệu tấn so với mức năm 2020. Ở kịch bản trung bình, nhu cầu phân bón thế giới ở mức 202,1 triệu tấn vào năm 2026. Ở kịch bản lạc quan, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ đạt 211,1 triệu tấn vào năm 2026. Tuy nhiên, ở cả ba kịch bản này, rất ít khả năng giá phân bón sẽ giảm xuống thấp hơn vào năm 2023.
Doanh nghiệp nỗ lực ghìm giá phân bón
Ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng Giám đốc CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, để đảm bảo nguồn cung và giá phân bón hợp lý tới tay nông dân, ngay từ trước Tết âm lịch, doanh nghiệp đã chuẩn bị những lô nguyên liệu rất lớn cho sản xuất như SA, lưu huỳnh, kali. Theo đó, lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón của Supe Lâm Thao đủ cho ít nhất 3 tháng và với giá nhập về hợp lý nhất.
Với sự chuẩn bị nguyên liệu như thế, Supe Lâm Thao sẽ đáp ứng đầy đủ nguồn cung cho cái sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023. Hiện nay kho hàng của Supe Lâm Thao luôn có trên 30.000 tấn phân bón các loại, cộng thêm sản lượng sản xuất gần 2.000 tấn phân bón/ngày, sẵn sàng xuất bán nên không thiếu chân hàng cho vụ Đông Xuân 2022-2023, ông Hồng khẳng định.
Cũng theo ông Hồng, hiện các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của Supe Lâm Thao như ure, kali hay SA trên thị trường đều có giá thấp hơn năm ngoái, trong đó ure chỉ khoảng 11.000 đồng/kg so với mức 14-15.000 đồng/kg vào năm ngoái. Để giữ giá phân bón hợp lý tới tay nông dân, Supe Lâm Thao đang tìm kiếm các nguồn nhập khẩu SA giá tốt từ Trung Đông, Châu Phi và ure từ các nhà máy trong nước.
Với các nỗ lực này, giá phân bón bán ra thị trường của Supe Lâm Thao được giữ ổn định so với quý IV/2022. Thực tế từ quý II năm ngoái, Supe Lâm Thao đã không tăng giá bán phân bón bán ra tương ứng cho dù giá nguyên liệu đầu vào tăng rất mạnh.
Đặc biệt, để giữ giá phân bón hợp lý đến tay nông dân, Supe Lâm Thao đang nỗ lực giảm giá vận chuyển phân bón trong bối cảnh giá xăng dầu, chi phí bốc vác tăng. Theo đó, công ty đã đa dạng hình thức vận chuyển phân bón, trong đó chuyển sang sử dụng các phương tiện vận chuyển rẻ hơn như vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường thuỷ, đường sông thay vì chỉ vận chuyển bằng đường bộ như trước đây. Thêm vào đó, công ty cũng tính toán hợp lý để vận chuyển hàng hai chiều, từ đó giúp giảm tối đa chi phí vận chuyển phân bón, ông Hồng cho biết.
Sử dụng phân bón tiết kiệm hiệu quả
Ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã rau củ quả sạch Mạnh Liên (xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) cho biết, hợp tác xã Mạnh Liên đã áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động trong quá trình trồng rau củ quả sạch. Để sử dụng quy trình tưới tự động này, trước kia, hợp tác xã phải sử dụng phân bón hàm lượng cao nhập khẩu của Israel. Tuy nhiên, trong hơn 1 năm qua, hợp tác xã đã đổi sang sử dụng phân bón lân vi sinh thế hệ mới của Supe Lâm Thao vào sản xuất nông sản. Với việc chuyển đổi này, doanh nghiệp giảm được 50% chi phí phân bón so với việc sử dụng phân bón nhập khẩu từ Israel trước đây. Thêm vào đó, cây trồng phát triển tốt, ít sâu bệnh và năng suất chất lượng cao. Hiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của hợp tác xã gồm dưa leo, ổi, dưa lê đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP ba sao.
Theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, với thực tế là chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản xuất nông sản nên việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào. Hiện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương hướng dẫn bà con nông dân sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả, cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các nguồn vật liệu hữu cơ để thay thế một phần phân bón vô cơ.
Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến, gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Cần Thơ xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc
-
Giá sầu riêng sụt giảm bất thường sau khi đắt kỷ lục
-
Ngành Tôm Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu ít nhất 4,3 tỷ USD
-
Lễ hội Càphê: Xúc tiến đưa thương hiệu Việt ra ngoài thế giới
- Mít Indo giá 100.000 đồng/kg, người trồng mừng được mùa được giá
- Nông dân Đồng Tháp nuôi ếch lãi hơn 20.000 đồng/kg
- Sản phẩm dừa Việt Nam có tiềm năng rất lớn
- Bàn giải pháp nâng cao giá trị và thương hiệu trà Thái Nguyên
- Cá kèo thương phẩm tăng giá kỷ lục, cá giống hiếm nguồn cung
- Đồng Tháp thu hồi 25 sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao
- Cá tra thương phẩm hút hàng, giá tăng cao sau Tết Nguyên đán
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh