
Hội nâng cao công tác quản lý nguồn vốn ủy thác
Triển khai nguồn vốn uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và Hội Nông dân nói riêng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội một cách thuận tiện; Đồng thời được hướng dẫn, đôn đốc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả, thực hiện tốt trách nhiệm của người vay vốn và đơn vị quản lý; Từ đó, đạt được những thành quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội của huyện nhà.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ thông qua uỷ thác toàn huyện là 380 tỷ đồng, tăng gần 45 tỷ đồng so với đầu năm, tăng trưởng 13 % so với 2021. Trong đó, nguồn vốn do Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn nhận trên 175 tỷ đồng chiếm 46% tổng nguồn vốn ủy thác; là đơn vị dẫn đầu về nguồn vốn nhận ủy thác, có số lượng hội viên được hỗ trợ vay vốn nhiều nhất; Chất lượng tín dụng không ngừng được nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể, đầu năm 2022 là 0,45 % đến nay chỉ còn 0,19 %; với 128 tổ tiết kiệm & vay vốn (TK&VV) được củng cố, hoạt động ngày càng có hiệu quả, trong đó có 124 tổ loại tốt và khá, loại trung bình 8 tổ, không còn tổ yếu.
Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong việc hỗ trợ nông dân sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển sinh kế bền vững. Bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò nhận ủy thác, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn luôn quan tâm công tác tập huấn, đào tạo nghề để người nông dân, đặc biệt là những người vay vốn có kiến thức, kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ, hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Năm 2022, Hội Nông dân huyện đã chủ trì tổ chức 11 lớp tập huấn, phối hợp tổ chức 30 lớp tập huấn và 5 lớp dạy nghề cho hội viên, nông dân với với 3.044 lượt người tham dự. Các cấp Hội đã tăng cường quảng bá, kết nối, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh các phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững với nhiều cách làm sáng tạo, phát huy tinh thần đoàn kết của cán bộ, hội viên nông dân tạo thành phong trào thi đua sôi nổi ở cơ sở.

Những giải pháp tích cực từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội và cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng với tổ chức Hội, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiếp nguồn lực quan trọng cho hộ nông dân nghèo đầu tư phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho hộ gia đình, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện. Đặc biệt về quy mô kinh tế hộ gia đình, các trang trại, gia trại ngày càng được mở rộng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên, tăng cường tính liên kết gắn với phát triển kinh tế tập thể, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu OCOP, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất và kết nối tiêu thụ các mặt hàng của địa phương. Với các sản phẩm, mặt hàng tiêu biểu như: Gừng Kỳ Sơn, chè Tuyết Shan, bí xanh, mận tam hoa, đào, quả bo bo, bò vàng, dê núi, lợn đen, gà đen, dệt thổ cẩm, mây tre đan... đã và đang trở thành mặt hàng chủ lực của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho 8.738 hội viên và hàng nghìn người dân trên địa bàn huyện.
Thoát nghèo, làm kinh tế giỏi nhờ vốn vay ưu đãi
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, trong năm 2022 toàn huyện có 5.239 hộ nghèo được vay vốn để phát triển sinh kế, 545 hộ vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, 707 hộ được vay làm nhà ở để an tâm lao động sản xuất... Từ đó đã giúp 746 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 59,36% còn 54,36%; đời sống của người dân được nâng lên.
Đặc biệt đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, gia trại có quy mô tương đối lớn. Điển hình là gia đình hội viên Mong Văn Chun ở bản Khánh Thành xã Nậm Cắn năm 2018 vay 40 triệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đẩu tư phát triển chăn nuôi tổng hợp. Từ hộ nghèo đến nay gia đình ông Chun đã thoát nghèo trở thành hộ khá với mô hình gia trại chăn nuôi gia súc với hơn 200 con dê, đàn trâu bò 35 con và đàn lợn 22 con và gần 300 con gà vịt.
Hay như hội viên Lô Văn Pắn ở Bản Piêng Phô xã Phà Đánh khởi nghiệp thành công từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội với số vốn ban đầu vào năm 2011 là 30 triệu đồng, năm 2021 ông tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh với mô hình tổng hợp trồng cây làm chổi đót, kết hợp trồng cỏ voi nuôi trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt và hoa màu khác đem lại doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm.

Đặc biệt là chi hội trưởng nông dân Vừ Tồng Pó ở Mường Lống năm 2018 đã vay 70 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua máy ấp trứng, máy phát điện tạo cơ sở cung cấp giống gà đen bản địa cho toàn huyện. Đến nay, gia đình ông Pó đã áp dụng khoa học công nghệ xây dựng thành công mô hình gà đen an toàn sinh học với quy mô máy ấp trứng công suất 1.000 trứng/ lượt ấp trên 1.000 con gà thịt mỗi đợt xuất chuồng đem lại doanh thu từ 750 đến 800 triệu đồng/năm, ngoài ra ông còn được biết đến là người Mông tiên phong trong phát triển du lịch cộng đồng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Năm 2022, ông Pó vinh dự 1 trong 7 nông dân tiêu biểu của tỉnh Nghệ An được biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI (2017 - 2022). Với hơn 4.000 hộ hội viên nông dân đang vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, 2.792 hội viên đăng ký tham gia phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều điển hình hội viên nông dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong phát triển sinh kế đã trở thành tấm gương, nguồn cổ vũ lớn lao cho hội viên trên địa bàn học tập, vươn lên.
Có thể khẳng định, sự tích cực phối hợp thực hiện nội dung văn bản thỏa thuận đã ký kết giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức Hội, đã thực hiện tốt phương thức cho vay mà ở đó hội tụ được sức mạnh của cả hệ thống chính trị với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự tham gia của người dân cùng vì mục tiêu giảm nghèo, tiến bộ và công bằng xã hội. Thông qua các hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần nâng vai trò, uy tín của tổ chức Hội, việc tập hợp, thu hút hộ nông dân tham gia vào tổ chức Hội ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn không ít khó khăn và thách thức. Đó là, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện còn cao, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, năng lực tổ chức sản xuất, tư duy kinh tế thị trường, công tác quảng bá, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Nông dân vay vốn, làm ra sản phẩm có chất lượng song chưa hình thành các vùng sản xuất lớn, đồng thời lại là vùng sâu, xa trung tâm nên hội viên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, năm 2023 Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất: Tập trung ưu tiên nguồn vốn, nhất là các nguồn vốn có lãi suất thấp đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn cho hội viên; chỉ đạo các tổ TK&VV nắm bắt nhu cầu, tổ chức bình xét, hướng dẫn hội viên hoàn thiện các thủ tục vay vốn thuận lợi, nhanh chóng; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho Hội cơ sở, trưởng bản và các tổ trưởng tổ TK&VV, không ngừng nâng cao năng lực quản lý vốn để đáp ứng với nhu cầu công việc trong thời gian tới.
Thứ hai: Tích cực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhận ủy thác của Hội, tuyên truyền, vận động để hội viên hiểu rõ lợi ích việc trả lãi và gửi tiết kiệm đều hàng tháng để hội viên tự giác thực hiện.
Thứ ba: Hội Nông dân huyện tăng cường chỉ đạo Hội Nông dân xã trực tiếp dự sinh hoạt, kiện toàn nhân sự những tổ yếu, tổ hoạt động kém hiệu quả; thường xuyên kiểm tra giám sát Hội cơ sở, tổ TK&VV và hội viên vay vốn nhằm tháo gỡ kịp thời vướng mắc, giải quyết dứt điểm các sai phạm nếu có. Hội Nông dân huyện tiếp tục triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích hội viên mạnh dạn vay vốn, áp dụng các tiến bộ trong sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển sinh kế bền vững.
-
Hội ND Chí Linh: Nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên
-
Xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nhờ nguồn vốn Quỹ
-
Hội tích cực hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trên “chợ mạng”
-
Số hoá vùng trồng, nâng cao giá trị quả vải thiều chín sớm Phương Nam
- Cam sành Vĩnh Long còn khoảng hơn 10.000 tấn cần tiêu thụ
- Hội Nông dân Thái Nguyên hỗ trợ nông dân trồng chè theo hướng hữu cơ
- Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất
- Hỗ trợ nông dân sinh kế và lan tỏa hương sắc núi rừng
- Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị
- Quỹ Hỗ trợ Nông dân Hải Dương: Kênh trợ vốn hiệu quả cho nông dân
- Mang Xuân đến với người nghèo ở Tây Nguyên
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh