Những điểm mới của Luật Căn cước
Luật Căn cước có nhiều điểm mới, và một trong những điểm mới đó là:
Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước
Bên cạnh việc sửa từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước còn đổi thẻ Căn cước công dân (CCCD) thành thẻ Căn cước. Cụ thể là:
+ Khoản 1, Điều 3, Luật Căn cước công dân định nghĩa: “1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
+ Còn theo khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước định nghĩa như sau:
1. Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.
9. Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
Đây là điểm mới quan trọng nhất của Luật Căn cước so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm:Ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh/nơi sinh; Quốc tịch; nơi cư trú; ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng... (Khoản 1, Điều 18, Luật Căn cước)
Vậy người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không, thưa Tiến sĩ?
Điều 46 Luật Căn cước nêu rõ: Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi công dân có yêu cầu.
Luật Căn cước hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế cho Luật Căn cước công dân số 592014/QH13, bởi vậy:
- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân cấp trước ngày 01/7/2024 không phải đổi sang thẻ Căn cước mà được sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ.
- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân nếu muốn đổi sang thẻ Căn cước mới thì sẽ được thực hiện thay đổi.
Nhiều người vẫn có Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng, vậy họ có được sử dụng tiếp không?
Khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quy định: “2. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.”
Như vậy, mọi Chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay đã hết hạn sử dụng.
Đây là một trong những thay đổi quan trọng so với Luật Căn cước công dân năm 2014. Theo đó khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định: Chứng minh nhân dân đã cấp vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn 15 năm hoặc khi công dân yêu cầu đổi sang thẻ Căn cước công dân. Còn theo quy định mới, mọi Chứng minh nhân dân đều phải thực hiện việc đổi sang thẻ Căn cước từ ngày 01/01/2025.
Được biết quy định mới sẽ bỏ một số thông tin ghi trên thẻ Căn cước, cụ thể bỏ thông tin gì?
Trong khi Khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định nội dung trên thể hiện trên thẻ Căn cước công dân, có mục: Quê quán; nơi thường trú; vân tay, đặc điểm nhận dạng của người được cấp thẻ. Thì Khoản 1, Điều 18, Luật Căn cước quy định nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước ““gồm bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ” đã bỏ mục quê quán thay vào đó là nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi sinh; bỏ nơi thường trú thay vào đó là nơi cư trú; bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng.
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước có thay đổi gì không?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật Căn cước công dân thì hiện nay chỉ cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Còn tại Điều 19, Luật Căn cước quy định:
“1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.”
Như vậy, theo quy định mới, người dưới 14 tuổi từ ngày 01/7/2024 có thể được cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.
Đối với người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch thì cơ quan nhà nước có cấp giấy tờ gì để chứng minh nhân thân của họ không?
Khoản 1, Điều 30. Luật Căn cước quy định: “1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã từ 06 tháng trở lên.”.
Khoản 10, Điều 3, Luật căn cước định nghĩa: “10. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.”
Như vậy, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên được cấp Giấy chứng nhận căn cước. Đây là điểm mới hoàn toàn so với quy định tại Luật Căn cước công dân.
Bên cạnh quy định trên, Điều 30. Luật Căn cước còn quy định: Nội dung thể hiện trên Giấy chứng nhận căn cước (Giấy CNCC); nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước; thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận căn cước; giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước...
Một trong những nội dung mà nhiều người dân rất tâm đắc là Căn cước điện tử, vậy Luật Căn cước quy định thế nào?
Một trong những điểm mới của Luật Căn cước là bổ sung Căn cước điện tử. Điều 31 Luật Căn cước quy định, “mỗi công dân chỉ có 01 Căn cước điện tử”. Đây là Căn cước được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử. Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Về thủ tục cấp thẻ Căn cước có gì khác so với Luật Căn cước công dân?
Việc cấp thẻ Căn cước được quy định tại Điều 23 Luật Căn cước. Theo đó, Điều luật này quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi, trẻ dưới 06 tuổi, trẻ từ 06 - dưới 14 tuổi, người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Theo quy định trên thì chỉ có trường hợp trẻ dưới 06 tuổi mới không lấy thông tin sinh trắc học là mống mắt; các độ tuổi còn lại đều phải thực hiện lấy thông tin này.
Trên thực tế có nhiều trường hợp như: Sát nhập xã, phường… thì thông tin trên thẻ Căn cước của người có căn cước không còn phù hợp. Vậy Luật Căn cước có quy định bổ sung các trường hợp phải đổi thẻ Căn cước?
Khoản 1, Điều 24, Luật Căn cước quy định việc cấp đổi thẻ Căn cước So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước bổ đã bổ sung thêm một số trường hợp phải cấp đổi thẻ Căn cước là: Khi công dân đủ 14 tuổi; khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính; khi thay đổi nhân dạng.
Chúng ta đang thực hiện mạnh mẽ việc cải cách hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hành chính. Việc này có rút ngắn được thời gian cấp thẻ Căn cước?
Điều 26 Luật Căn cước quy định: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trong thời hạn 07 ngày làm việc.”
Trong khi đó, theo quy định tại Đều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014, quy định: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Cảm ơn Tiến sĩ!
Lê Chiên (thực hiện)
* THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2014/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT -
Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực đất đai -
Chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú
- Quy định vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai
- Nhà trường được thu và không được thu những khoản phí đầu năm học mới
- Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới
- Chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến khai thác trái phép thủy sản
- Quy định mới về hỗ trợ đất đai đối với người dân tộc thiểu số
- Chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh