Niềm đam mê sáng chế của một nông dân ‘chân lấm, tay bùn’
Ông Nguyễn Văn Chế, một nông dân ở tỉnh Hải Dương, đã tạo nên nhiều nông cụ hữu dụng, tăng hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động cho người nông dân.
Từ một nông dân thuần túy chân lấm, tay bùn, bằng niềm đam mê cơ khí, sự kiên trì và ham học hỏi, ông Nguyễn Văn Chế ở tỉnh Hải Dương đã tạo nên nhiều nông cụ hữu dụng, tăng hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động cho người nông dân.
Đến với cơ khí bằng niềm đam mê
Ông Chế sinh ra, lớn lên ở thôn Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách – một vùng nổi tiếng trồng hành vụ Đông của tỉnh Hải Dương.
Để thỏa niềm đam mê với nghề cơ khí, ban đầu, khi điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, ông chỉ mua một chiếc máy hàn về, tranh thủ lúc nông nhàn để chế tạo nên những cái cuốc, cái cào phục vụ cho nghề nông của gia đình.
Hồi tưởng lại những ngày vất vả, “một nắng, hai sương” với thu nhập bấp bênh hơn 20 năm về trước, ông Chế kể: “Trồng cây hành rất vất vả. Có khi làm đất phải mất gần cả tháng trời. Nhiều lúc thời tiết không thuận, đến khi làm đất xong, bị muộn mất khung thời vụ dẫn đến năng suất và sản lượng mùa màng bị thấp.”
Trăn trở với việc phải làm ra một loại máy móc nào đó có thể rút ngắn thời gian làm đất, giảm thiểu sức lao động cho người nông dân quê mình, ông Chế đã nhiều năm mày mò thử chế tạo.
Sau nhiều thất bại, cuối cùng, những nỗ lực của ông đã cho “quả ngọt.” Sản phẩm lưỡi cày lên luống hoàn thiện của ông đã gây ngỡ ngàng cho người dân địa phương. Sản phẩm đã giành giải Nhì giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương năm 2009.
Chia sẻ về những sản phẩm do mình sáng chế, người nông dân 58 tuổi nở nụ cười thuần hậu: “Tôi cũng làm ruộng, trồng hành nên tôi thấm thía cái vất vả nhọc nhằn của người nông dân. Chính vì thế, tất cả những nông cụ tôi chế tạo đều hướng tới mục đích giảm nhân công, giảm giá thành đầu vào, nâng cao lợi nhuận từ sản xuất cho bà con. Sản phẩm mình làm ra được bà con tin dùng, tôi rất vui và tự nhủ sẽ không ngừng đổi mới, cải tiến kiểu dáng, hạ giá thành sản phẩm.”
Từ chỗ là một nông dân chính hiệu, đến với cơ khí bằng sự đam mê, không ngừng tự học, tìm tòi, chế tạo, khi sản phẩm đầu tiên “ra lò” thành công, sự đón nhận của bà con nông dân đã thôi thúc ông tích cực tìm hiểu để tiếp tục cải tiến, nâng cấp sản phẩm cũ cho năng suất, hiệu quả hơn.
Đến năm 2018, sản phẩm lưỡi cày lên luống đã được ông Chế cải tiến thêm công năng, hiệu suất. Nếu như trước kia, sản phẩm chỉ đơn thuần tạo luống, nay có thêm công năng làm đất tơi nhỏ, điều chỉnh được độ rộng và độ cao của luống đất.
Sau khi làm xong, người dân có thể bón phân, tra hạt giống luôn, không phải mất thêm các công đoạn thủ công khác.
Hỗ trợ đắc lực cho người nông dân
Không thể nói hết niềm vui của người nông dân Nam Trung khi từng sản phẩm sáng chế của ông Chế đã được ứng dụng vào sản xuất.
Vừa gạt những giọt mồ hôi tuôn trên gương mặt sạm nắng trong lúc thu hoạch lúa mùa, ông Trần Văn Chiến, nông dân thôn Thụy Trà hồ hởi: “Bây giờ làm đất, trồng hành nhàn hơn nhiều so với trước kia đấy. Như nhà tôi, 3 sào ruộng này nếu trước kia với sức trâu kéo cày, người cào, người cuốc thì phải mất 9 ngày mới làm đất xong. Thuê người làm thì hết 2,7 triệu đồng. Còn bây giờ, tôi thuê máy cày có lưỡi cày lên luống chỉ mất 1 ngày là làm xong, không cần thêm nhân công nào khác nữa. Tiền thuê máy chỉ hết 750.000 đồng.”
Ông Lê Công Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Nam Trung đánh giá: “Không riêng sản phẩm lưỡi cày lên luống mà nhiều sản phẩm khác của ông Chế như dao thái hành, tỏi hoặc một số sản phẩm khác đã giúp nông dân địa phương giảm công lao động, rút ngắn thời gian cho một số khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, qua đó đã giảm được chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân.”
Tính đến nay, bên cạnh sản phẩm lưỡi cày lên luống đạt danh hiệu “Sản phẩm vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2014” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trao tặng, được bình chọn là “Sản phẩm công nghiêp” nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2018, cá nhân ông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng danh hiệu nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp năm 2015, được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương (năm 2018); bằng khen của Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam (năm 2013) cùng nhiều giấy chứng nhận khi tham gia nhiều hội chợ, triển lãm về máy cơ khí nông nghiệp.
Mạnh Minh (Vietnam+)
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội