Nông dân Đồng Tháp nuôi ếch lãi hơn 20.000 đồng/kg
Ông Lê Minh Sĩ ở thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười có trang trại nuôi ếch quy mô 3 ha. Do trồng lúa kém hiệu quả, khoảng 7-8 năm nay ông đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi ếch (mô hình nuôi ếch thịt và ếch giống). Với giá bán như hiện nay, ông thu lãi lớn.
Người nuôi ếch ở huyện Tháp Mười nuôi theo mô hình trong vèo, mỗi vèo có diện tích 40 m2, thả 10.000 con. Mỗi vụ nuôi 2 tháng là xuất bán, sản lượng mỗi vụ khoảng hơn 20 tấn. Theo nhiều bà con nuôi ếch ở huyện Tháp Mười chi phí nuôi 1kg ếch thương phẩm từ 30.000-32.000 đồng, bao gồm con giống, thức ăn, thuốc điều trị, chưa tính công chăm sóc. Cho nên, giá ếch thịt phải đạt từ 30.000 nghìn đồng/kg trở lên thì mới có lời. Với điều kiện là thời gian nuôi chỉ 2 tháng, nếu kéo dài thì phần lãi càng ít.
Theo tính toán của anh Huỳnh Tấn Phúc, ở xã Phú Điền, nếu 1.000 m2 mặt nước làm 10 vèo ếch, mỗi vèo 60 m2, thả 15.000 con giống. Trước đây với 1.000 m2 đất trồng lúa mỗi vụ lãi chưa được 2 triệu đồng, nhưng với diện tích này, nuôi ếch thu vài chục triệu đồng.
Để phát triển mô hình nuôi ếch ở Tháp Mười bền vững, huyện đã chọn ngành hàng ếch trong tái cơ cấu nông nghiệp của huyện. Phấn đấu phát triển đàn ếch 50 triệu con/năm.
UBND huyện Tháp Mười vừa ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng ếch của huyện đến năm 2025, với mục tiêu tạo ra vùng nuôi ổn định, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Theo kế hoạch, huyện phấn đấu duy trì và phát triển đàn ếch đạt 50 triệu con/năm, với diện tích mặt nước thả nuôi trên 60 ha; có 1 - 2 công ty, doanh nghiệp sơ chế, chế biến ếch ký hợp đồng liên kết tiêu thụ với người chăn nuôi; có ít nhất 2 sản phẩm từ ếch đạt 3 sao theo Chương trình OCOP.
Huyện sẽ tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ hộ nuôi tiếp cận khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng và công nghệ sau thu hoạch. Các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền sẽ thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và quản lý trong vùng nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi từ cung ứng vật tư sản phẩm đầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra; thường xuyên rà soát tình hình hoạt động liên kết để kịp thời phát hiện và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong nuôi ếch để nhân rộng.
Theo UBND huyện Tháp Mười, đến năm 2025 toàn huyện có 3.104 vèo nuôi ếch với 278 hộ nuôi; trong đó, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Mỹ An với 728 vèo/55 hộ; xã Mỹ An 625 vèo/58 hộ; xã Mỹ Đông 591 vèo/24 hộ; xã Láng Biển 420 vèo/16 hộ.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Bạc Liêu: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP -
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023
- Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua