
Nông dân Lâm Đồng khôi phục sản xuất rau, củ, quả trong điều kiện bình thường mới
Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, thời gian qua, phần lớn nông dân của tỉnh Lâm Đồng rơi vào cảnh khó khăn vì không ổn định đầu ra sản phẩm.
Để khắc phục tình trạng này, ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang định hướng nông dân đẩy mạnh sản xuất rau, củ, quả theo hướng hợp lý trong điều kiện bình thường mới.

Những ngày qua, gia đình chị Nguyễn Thị Mơ, ở phường 8, thành phố Đà Lạt tập trung dọn dẹp lại vườn hoa để chuyển sang trồng các loại rau, củ, quả cho thu hoạch dài hạn. Chị Mơ cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch bệnh Covid-19, phần lớn diện tích trồng hoa cắt cành đã liên tục thua lỗ, canh tác hoa không còn phù hợp nên gia đình chuyển dần sang trồng cây ớt chuông và một số loại rau, củ khác.
“Bây giờ hàng đã bắt đầu tăng giá, lợi thế của trồng ớt là thu hoạch được dài hơn nên thu nhập đỡ hơn so với các loại cây trồng khác. Những mặt hàng đầu tư nặng vốn mà ăn ngắn ngày thì sẽ bị lỗ nhiều, lỗ hầu như tới 80%. Riêng ớt thì ăn được gấp đôi mà thời gian thu được dài thì cũng kéo lại được chút ít. Còn với những loại hoa như hoa cúc, hoa cẩm chướng đổ bỏ tại vườn thì thua lỗ đến 100%” – chị Mơ nói.
Để hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với bối cảnh của dịch Covid-19 trong tình hình mới, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất và thu nhập cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng có kế hoạch định hướng nông dân sản xuất theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo cung ứng cho thị trường sản lượng đạt bình quân khoảng 6.800 tấn rau, củ, quả các loại/ngày. Trong đó, chú trọng chuyển đổi diện tích từ cây trồng khác đang gặp khó khăn như hoa cắt cành ngắn ngày, sang trồng rau, củ, quả các loại có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc, cho thu hoạch dài hạn và bảo quản được lâu, thuận lợi trong vận chuyển.
“Sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tình hình Covid-19 thời gian qua là rau, củ, quả và hoa. Tỉnh đã phối hợp với các địa phương rà soát lại và xây dựng một kế hoạch sản xuất ngắn hạn, định hướng là vẫn duy trì việc gieo trồng đảm bảo diện tích theo kế hoạch đề ra. Bình quân mỗi ngày cung ứng ra thị trường khoảng 6.864 tấn sản phẩm rau, củ, quả, ổn định sản xuất cho nông dân và không bị thiệt hại. Chúng tôi có định hướng là giảm diện tích rau ăn lá và chuyển một phần diện tích trồng hoa cắt cành ngắn ngày sang trồng rau để phục vụ nhu cầu của thị trường, không để bị đứt gãy” – ông Nguyễn Văn Châu nói.
Cùng với định hướng sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng tăng cường cập nhật thông tin, dự báo tình hình phát triển sản xuất, giá cả thị trường… để giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất. Đặc biệt, khuyến cáo và tạo điều kiện hỗ trợ nông dân thực hiện các liên kết sản xuất với doanh nghiệp, HTX để ổn định đầu ra./.
(Theo VOV)
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại