
Nông dân Nậm Kè tích cực bảo vệ an ninh biên giới
Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) là một xã miền núi, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, với 7 dân tộc Kinh, Thái, Mông, Cống, Si La, Dao, Sán Chỉ cùng sinh sống. Những năm qua, Hội Nông dân (ND) xã luôn tích cực vận động hội viên tham gia giữ gìn trật tự, an ninh khu vực biên giới. Góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các huyện giáp biên ngày càng mở rộng và toàn diện.

Thắm tình hữu nghị
Là một trong những địa bàn khó khăn nhất của huyện Mường Nhé, kinh tế của xã Nậm Kè chủ yếu là nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm qua từng năm song vẫn còn nhiều hộ chưa thoát được nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, sự hiểu biết của một bộ phận nhân dân về tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh ở vùng có biên giới còn hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ, giữ gìn an ninh biên giới, cùng với sự đoàn kết và lòng quyết tâm, Hội ND xã Nậm Kè đã chủ động, sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, vận động hội viên, nông dân để bà con thấy rõ vai trò, trách nhiệm và tích cực tham gia bảo vệ an ninh biên giới. Là một trong những hội viên tích cực đi đầu trong phong trào nông dân bảo vệ an ninh biên giới, ông Hù Văn Đơm cho biết:
“Trong những năm qua gia đình tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ gia đình trong bản thực hiện tốt các quy định về đảm bảo an ninh biên giới, tuyên truyền Luật Phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người, góp phần nâng cao ý thức cảnh giác về phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các loại tội phạm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương”.
Là người có tinh thần trách nhiệm, ông Đơm luôn tích cực phối hợp với chính quyền địa phương vận động lực lượng thanh niên trong xã lên đường làm nghĩa vụ quân sự hàng năm. Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không nghe kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo, gây mất đoàn kết, không di cư tự do, vượt biên trái phép. Ông còn vận động các hội viên tham gia phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm. Tham gia xây dựng địa bàn trong sạch, lành mạnh không có tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đồng thời, phối hợp tham gia hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân; vận động người nghiện ma túy đi cai nghiện tại cộng đồng.
“Bản thân tôi và các thành viên trong gia đình luôn tự giác chấp hành tốt các chủ trương, chính sách Đảng, pháp luật Nhà nước về an ninh biên giới, tích cực phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng tố giác tội phạm, đồng thời cùng tham gia với chi hội nông dân xây dựng và duy trì hoạt động của tổ “An ninh Nhân dân”. Vận động các hộ gia đình hoạt động canh tác không vi phạm hành lang đường biên; tham gia tổ tự quản đường biên, cột mốc; tham dự các buổi sinh hoạt tại bản do Đồn Biên phòng Nậm Kè chủ trì, qua đó để nắm chắc tình hình đường biên giới, mốc quốc giới. Tích cực cùng với tổ chức Hội vận động các hộ trong bản tích cực tham gia, giúp đỡ Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ tuần tra đường biên, mốc giới, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Tích cực phát hiện tố giác tội phạm giúp đỡ các cơ quan chức năng Công an, Bội đội biên phòng xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự” ông Đơm cho biết thêm.
Với sự vào cuộc tích cực của hội viên nông dân, kinh tế của xã từng bước tăng trưởng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các huyện giáp biên ngày càng mở rộng và toàn diện.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất
Đi đôi với việc tham gia phong trào “Bảo vệ an ninh biên giới”, Hội ND xã còn tích cực tham gia và vận động hội viên, nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và giảm nghèo bền vững. Nhiều hội viên chủ động nhận bảo vệ rừng, xây dựng kinh tế hộ và tham gia các hoạt động xã hội khác. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Anh Vừ A Tú, bản Huổi Hốc, kể: “Trước kia tôi ở huyện Tuần Châu (tỉnh Sơn La) di cư lên bản Nậm Pố, huyện Mường Nhé, rồi lại lên đây theo Đề án 79 từ năm 2017. Gia đình có 7 người, sống cùng nhà. Nhà nước hỗ trợ cho bà con con giống cây trồng, trâu bò, công an giúp làm nhà cho cả bản. Tôi làm công nhân cao su, lương 1 tháng 4 triệu đồng. Nhà có 2ha đất trồng lúa, năm được 1 vụ. Trước nuôi được lợn nhưng do dịch giờ không nuôi chỉ nuôi gà, vịt. Cây hoa quả mới trồng được một ít cây xung quanh nhà. Trước đây không có đất sản xuất rất khó khăn, cuộc sống bây giờ thay đổi, làm ăn thoải mái hơn, ổn định rồi, không đi đâu nữa”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, sự điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang cùng với sự đồng lòng, hưởng ứng của hội viên, nông dân, đến nay ở địa phương không còn hiện tượng di cư tự do, phá rừng làm nương, vi phạm hành lang biên giới, an ninh, trật tự ổn định, không còn hộ nghèo. Những việc làm của Hội ND xã trong phong trào đảm bảo an ninh biên giới đã phát huy vai trò vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân nêu cao truyền thống đoàn kết gắn bó để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân xã Nậm Kè thi đua phát triển kinh tế, chủ động vươn lên xóa đói nghèo gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa mỗi năm một tăng, cùng với đó đã đẩy lùi hủ tục, tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự, góp phần ổn định chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn. Phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, chú trọng đời sống tinh thần, là động lực giúp đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn hăng hái lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, làng bản yên bình, gia đình no ấm.
Những việc làm của Hội ND xã trong phong trào đảm bảo an ninh biên giới đã phát huy vai trò vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân nêu cao truyền thống đoàn kết gắn bó để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Bàn Thạch
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 9/12, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050.
-
Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Khánh Hoà, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức đối thoại giữa Bộ trưởng Lê Minh Hoan với cộng đồng ngư dân và các hội đoàn thủy sản, nghề cá với chủ đề “Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm”.
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc với chủ đề "Tình đất - Tình hoa"(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Họp báo cung cấp thông tin Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 với chủ đề "Tình đất - Tình hoa".
-
Nông dân tỉnh Bắc Kạn phấn khởi khi giá dong riềng tăng mạnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn cây dong riềng là giống cây trồng chủ lực, năm 2023 giá thu mua củ dong riêng cao 2.200-2.500 đồng/kg những người trồng dong riềng đang rất phấn khởi.
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Lãnh đạo TX. Tân Châu (An Giang) luôn chú trọng công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến và lan tỏa sâu rộng trong dân; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới từng bước được xác định, ngày càng có nhiều người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Cán bộ, đoàn viên, người lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại