
Sơn La đang duy trì và phát triển 235 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn; cấp 183 mã vùng trồng cây ăn quả với diện tích hơn 4.700 ha xuất khẩu sang thị trường 14 quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Úc, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ…Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp thường chịu nhiều rủi ro và đối mặt với nhiều thách thức… Nhà nông, nhà doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp ở Sơn La mong Chính phủ tháo gỡ những vấn đề gì?
Thực tế cho thấy, bên cạnh những thuận lợi, những kết quả đạt được, thì sản xuất nông nghiệp ở Sơn La còn gặp không ít khó khăn. Dễ thấy nhất đó là thị trường tiêu thụ và giá cả một số nông sản chủ lực của tỉnh chưa thực sự ổn định, nông sản của không ít HTX chưa vào được chuỗi cung ứng.
Thị trường tiêu thụ và giá cả một số nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La chưa thực sự ổn định, nông sản của không ít HTX chưa vào được chuỗi cung ứngẢnh minh hoạ.
Ông Lò Văn Pản, Giám đốc HTX Hợp Lực Pản Phong, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La chia sẻ: HTX có trên 21 hecta nhãn, xoài, mận trồng theo tiêu chuẩn Việt Gáp, với 15 thành viên. Tuy nhiên, sản phẩm đầu ra các mặt hàng nông sản của HTX hiện vẫn trôi nổi theo thị trường, việc tham gia chuỗi ngành hàng còn gặp những khó khăn.
“Hiện nay, khó khăn nhất là tiêu thụ, sản phẩm của HTX làm ra còn khó về đầu ra, chỉ bán cho thương lái thôi nên giá cả không ổn định. Rất mong Chính phủ, các cấp các ngành hỗ trợ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân” - ông Lò Văn Pản nói.
Sơn La đang phấn đấu phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điều này đòi hỏi phải xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất; liên kết chặt chẽ của 6 nhà: Nhà nông-Nhà nước-Nhà doanh nghiệp-nhà băng (ngân hàng)-nhà khoa học-nhà phân phối. Tuy nhiên, các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc, còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng còn những nhà nông, HTX khó tiếp cận nhà khoa học, vốn vay.
Nông dân Sơn La mong Chính phủ có những chính sách tiếp sức, hỗ trợ nông dân vượt khó. Ảnh minh hoạ.
Anh Vì Văn Bình, giám đốc HTX nông nghiệp 26-3 ở Chiềng Ban, huyện Mai Sơn-Đơn vị chuyên sản xuất, cung ứng các loại nấm sạch, sẽ tham gia hội nghị đối thoại của Thủ tướng với nông dân kiến nghị: “Với những sản xuất mang tính chất chuyên môn ví dụ như trồng nấm ở đây, rất mong sẽ có những hợp tác chuyên sâu đối với những viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu. Với các cá nhân, để đi làm việc với viện nghiên cứu hoặc được viện nghiên cứu hỗ trợ nguồn gien mới nhất thì rất là khó. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ là đơn vị cầu nối để những nhà khoa học có thể hỗ trợ những người sản xuất như chúng tôi cụ thể nhất”.
Tỉnh Sơn La có gần 30.000 ha mặt nước thuộc các lòng hồ thủy điện. Toàn tỉnh đang duy trì nuôi hơn 2.900 ha thủy sản, với gần 10.000 lồng cá các loại; tổng sản lượng thủy sản năm 2021 đạt trên 8.500 tấn cá nuôi và khai thác; giá trị sản phẩm thu hoạch mặt nước nuôi trồng thủy sản trung bình đạt 121 triệu đồng/ha. Nhiều nông dân, HTX thủy sản ở tỉnh mong muốn được đầu tư hoặc tạo cơ chế chính sách để xây dựng cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn để giải quyết bài toán cung vượt cầu.
Ông Phí Hải Vân, Giám đốc HTX thủy sản Hải Vân, Quỳnh Nhai nói: “Với sản lượng thủy sản ở tỉnh Sơn La phát triển lớn mạnh, cung vượt cầu, chúng tôi mong muốn Chính phủ, các cấp các ngành tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ sở sản xuất, chế biến thành phẩm để thu mua toàn bộ sản phẩm của bà con chăn nuôi trên lòng hồ. Từ đó chế biến ra những sản phẩm tốt nhất, tạo được niềm tin của cả nước”.
Theo nhiều nông dân ở Sơn La, giá phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khoảng 30%-35% chi phí sản xuất. Trước thực trạng giá xăng dầu liên tục tăng cao cũng kéo theo giá cả vật tư nông nghiệp cũng tăng cao, bà con nông dân đều mong Chính phủ có những chính sách tiếp sức, hỗ trợ nông dân vượt khó.
Ông Hoàng Văn Chất, một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, xã viên HTX Trường Tiến, Chiềng Ban, Mai Sơn băn khoăn: “Vật tư nông nghiệp đồng loạt tăng cao ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, nhất là trong thời điểm đầu vụ sản xuất đối với cây trồng hằng năm. Chăn nuôi gia súc lợi nhuận thấp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mong Chính phủ có những chính sách, biện pháp hỗ trợ nông dân vượt khó trong thời điểm hiện nay, cũng như trong thời gian tới”.
Để nông nghiệp các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La phát triển bền vững, theo ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La: “Kính mong Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương có những cơ chế chính sách để xây dựng các chuỗi giá trị ngành hàng, gắn với điều kiện của các tỉnh miền núi, trong đó có Sơn La. Thứ 2, cần quan tâm đầu tư các trung tâm chiếu sạ tại Sơn La để giúp các sản phẩm nông sản có thể chiếu sạ trước khi xuất khẩu sang thị trường các nước. Thứ 3, chúng tôi mong Trung ương xem xét cho Sơn La được thực hiện hỗ trợ bảo hiểm trong nông nghiệp cho một số loại cây ăn quả mà Sơn La có lợi thế xuất khẩu. Thứ 4, chúng tôi thấy cần phải quan tâm, tiếp tục có các giải pháp để hỗ trợ nông dân tham gia chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp”.
Chính quyền các cấp và nông dân Sơn La đã và đang nỗ lực vượt khó vươn lên dù đối mặt với nhiều thách thức. Sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc chắc chắn sẽ tạo thêm “cú hích” để nông nghiệp Sơn La thực sự phát triển bền vững và nông dân có thêm những mùa bội thu.
Theo VOV

-
Chàng thanh niên người Tày thành công với nông nghiệp công nghệ cao
-
Tham gia hợp tác xã, nông dân "nhàn hơn" và có thu nhập ổn định
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%
- Thành lập Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
- “Đôi bạn thâm tình” lúa vụ Xuân- phân Văn Điển mang lại mùa vàng cho nhà nông
- Diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu sống được nhờ muối được giá
- Doanh nghiệp thủy sản, chăn nuôi đồng loạt đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Nghệ An: Ngành Chăn nuôi phát triển nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh
- Nghệ An: Có trên 15.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
- Ngành Điều tìm cách giữ vững vị thế trên thị trường
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Nam: Vẫn còn nút thắt cần tháo gỡ(Tapchinongthonmoi.vn) Năm 2022, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam) đã triển khai đào tạo được 120 lớp nghề cho gần 4.000 lao động nông thôn và hàng trăm lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân... góp phần tạo việc làm, tăng năng suất, hiệu quả lao động trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ để công tác đào tạo nghề thiết thực với lao động nông thôn hơn.
-
Huyện Tân Biên phấn đấu 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo Quyết định 6369/QĐ-UBND được ban hành ngày 30/12/2022, về việc phê duyệt Đề án nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025, đến 2030 sẽ có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Bình Dương là một trong những địa phương làm rất tốt việc giải ngân vốn đầu tư côngNgày 25/3, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình “Bình Dương Khởi động - Kết nối - Phát triển mới”; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, cùng Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo các tỉnh, thành đã tham dự.
-
Đào tạo giảng viên nguồn về xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 22/3 - 23/3, tại TP Vinh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức khóa tập huấn đào tạo giảng viên nguồn (khóa 2) về xử lý rác thải hữu cơ, thân thiện với môi trường.
-
Thủ tướng nhắn nhủ thế hệ trẻ 'dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo'Sáng 25/3, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
-
Bắt tạm giam đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trườngNgày 21/3, Công an tỉnh Bình Dương thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tô Văn Hải - đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trường, để điều tra làm rõ theo quy định
-
TP.Hồ Chí Minh hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung BộSáng 25/3, tại TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
-
Tiếp sức để gà thương phẩm Phủ Lý vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong sáng ngày 24/3 tại xã Phủ Lý (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên), Quỹ Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức giải ngân 750 triệu đồng cho 10 hộ dân trên địa bàn xã để phát triển “Chăn nuôi gà thương phẩm”.
-
Chủ tịch nước: Phong trào “Nghìn việc tốt” phát huy nét đẹp văn hoá người Việt NamTối 24/3, tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” và tuyên dương “Dũng sỹ nghìn việc tốt” toàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức.
-
Hai huyện của tỉnh Đồng Nai quyết tâm về đích huyện nông thôn mới nâng cao trong năm nayNăm 2023, Đồng Nai tiếp tục đặt mục tiêu cao trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, 2 huyện Xuân Lộc và Định Quán đặt mục tiêu về đích huyện NTM nâng cao vào năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh