Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, nông dân Xuyên Mộc khấm khá nhờ trồng khổ qua
Thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng rau xanh hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế vườn
Khổ qua (mướp đắng) là loại quả được sử dụng như rau rất phổ biến, vị đắng, tính mát, có nhiều dược tính tốt, được sử dụng khá thường xuyên là những ưu thế hàng đầu để rau này trở thành loại rau phổ biến được nông dân Xuyên Mộc lựa chọn canh tác.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng (hội viên nông dân ấp Bàu Chiên, xã Tân Lâm) chia sẻ, gia đình ông có gần 1ha đất, trong đó 4 sào trồng khổ qua, còn lại trồng bầu bí. Với khổ qua, cứ 2 ngày hái khoảng 200kg, thương lái khắp nơi đến tận vườn thu mua với giá 8.000-10.000 đồng/kg, lúc được giá lên đến 15.000 đồng/kg. “Trồng khổ qua cho trái liên tục. Từ khi gieo đến khi thu hoạch trái là 30 - 35 ngày. Nếu chăm sóc tốt, vườn khổ qua cho thu hoạch kéo dài đến 2 tháng. So với cây bắp, cây mì thì khổ qua cho lợi nhuận cao hơn nhiều”, ông Hùng nói.
Từ hiệu quả của mô hình trồng rau màu, Hội Nông dân xã Tân Lâm đã vận động 12 hộ nông dân trên địa bàn liên kết thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng rau xanh Tân Lâm, với tổng diện tích canh tác hơn 30ha. “Nhiều vụ làm hàng không đủ bán cho thương lái, giá khổ qua, bầu bí khá tốt, tôi phải vận động bà con nông dân liên kết sản xuất để có đủ hàng cung cấp”, bà Trần Thị Phương Thúy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm cho biết.
Cùng với việc chú trọng sản xuất chất lượng, an toàn, các thành viên trong Chi hội Nông dân thường xuyên trao đổi kinh nghiệm qua từng vụ rau, bàn bạc nghiên cứu trồng thêm nhiều chủng loại rau khác nhau, nhất là rau trái vụ, trồng xen kẽ để không bị tồn hàng. Do đó, thương lái đã đặt hàng mua sản phẩm của chi hội với số lượng lớn và ổn định.
Hiện tại, vườn khổ qua 1,5ha của hội viên nông dân Ngô Văn Lập (xã Tân Lâm) đang bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu. Ông Lập cho biết, khổ qua cho thu hoạch trái nhiều đợt trong vụ. Theo tính toán của ông Lập, hầu như ngày nào vườn khổ qua, bầu bí cũng cho thu hoạch, trung bình 2-3 ngày ông thu hoạch gần 1 tấn trái khổ qua. Vụ sau, ông chuyển qua trồng dưa leo, bầu bí để bán dịp Tết… Mỗi năm, gia đình ông Lập có thu nhập hơn 400 triệu đồng từ vườn rau ăn quả này.
Theo UBND xã Tân Lâm, mô hình trồng rau màu của hội viên nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ cải thiện thu nhập, thoát nghèo và vươn lên khá giả. “Từ mô hình trồng rau ăn quả của chi hội, một số hộ nông dân trong xã đã làm theo và đang hưởng lợi. Địa phương đang nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng an toàn, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, huyện tập huấn kỹ thuật giúp bà con áp dụng vào thực tiễn canh tác tạo năng suất, chất lượng cao cho sản phẩm, đồng thời hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm để nâng cao thu nhập cho nông dân”, ông Nguyễn Công Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm cho biết thêm.
Tập huấn kỹ thuật trồng khổ qua giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế
Để hướng dẫn hội viên nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm, thời gian qua, Hội Nông dân các xã trồng rau màu trong huyện Xuyên Mộc phối hợp với Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức tập huấn hướng dẫn canh tác cây khổ qua cho nông dân.
Tại lớp tập huấn các học viên được kỹ sư Ngô Thị Hằng, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Xuyên Mộc, thuộc Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hướng dẫn cho nông dẫn những kỹ thuật canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây khổ qua. Theo kỹ sư Ngô Thị Hằng, trồng mướp đắng không khó, thậm chí là năng suất, nếu chúng ta thực hiện tốt các chú ý sau đây:
Thời vụ trồng khổ qua:
Có thể trồng được quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn vụ mưa.
Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới, thoát nước tốt. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp… Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1-1,2m, cao 25-30cm, rãnh rộng 25-30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45-50cm. Mật độ: 3.000 – 5.000 cây/ha.
Giống cây trồng: Có thể sử dụng của các công ty giống hoặc HTX Nông nghiệp. Đối với khổ qua, có nhiều giống tên gọi khác nhau tuy nhiên chúng thuộc 2 nhóm đó là nhóm trái lớn và nhóm trái nhỏ.
Hạt giống: Có thể gieo trực tiếp trên các liếp đã chuẩn bị xong hoặc gieo vào khay. Nếu sử dụng khay, nên dùng khay 72 lỗ là tốt nhất. Giá thể cho vào khay gồm đất sạch 1/3 + phân chuồng hoai mục 1/3 + tro trấu hoặc xơ dừa 1/3. Trộn đều giá thể và trộn thêm 1% phân super lân sau đó dùng các loại thuốc trị bệnh chết cây, lở cổ rễ tưới vào giá thể ủ kín 2-3 ngày rồi cho vào khay gieo.
Hạt có thể gieo trực tiếp xuống đất, rồi phủ đất có trộn phân chuồng. Không nên gieo quá sâu (khoảng 1,5cm) và chỉ tưới vừa ẩm cho hạt mọc. Mỗi hốc gieo 1-2 hạt. Khi gieo hạt, đặt đầu nhọn xuống dưới. Phủ lưới sau khi gieo để không làm trôi hạt khi tưới nước.
Hạt nên được xử lý bằng nước ấm trước và thuốc bệnh ủ hạt nứt nanh rồi gieo, cách này ít tốn hạt và ít làm hư hạt nhưng sau khi cấy phải tưới đủ ẩm cho cây phát triển nhanh. Cách ủ hạt như sau: Hạt giống ngâm vào nước 2 sôi – 3 lạnh (khoảng 54oC) trong 2-3 giờ. Sau đó rửa sạch nhớt trên vỏ hạt, ngâm vào các dung dịch thuốc trị bệnh nồng độ 0,1% từ 10-15 phút, vớt hạt ra để ráo cho vào khăn vải ẩm bọc lại ủ hạt, nếu trời lạnh có thể để dưới bóng đèn vàng cho hạt mau mọc. Hàng ngày thăm xem bọc vải có đủ ẩm không, nếu khô thì rưới nước vào nhưng tránh quá ẩm, hạt sẽ khó mọc. Khoảng 2 ngày, hạt sẽ lú rễ mầm thì đem gieo ngay, nếu để rễ dài đem gieo rễ sẽ bị gãy. Cách này cần chú ý, sau khi gieo cần duy trì nước tưới đầy đủ cho hạt mọc, nên tưới ướt đẫm đất trước khi gieo để không làm hư rễ mầm.
Nếu gieo trong khay thì khi hạt có 1-2 lá thật thì đem trồng. Nên gieo phòng 5% lượng cây định trồng để trồng dặm.
Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai 30tấn, phân Supe lân/lân vi sinh 200- 300 kg, Phân NPK các loại 200 kg, phân Urê 100kg, phân Kali 80kg.
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng phân lân, 1/4 lượng phân NPK. Bón lúc lên liếp, phân được trộn vùi trong đất sau đó phủ bạt kín lại.
Bón thúc: có thể chia đều lượng phân nhiều lần bón từ 5-7 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá theo nồng độ ghi trên nhãn.
Phương pháp chăm sóc, thu hoạch cây khổ qua:
Trồng dặm: Sau khi trồng 5-7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
Tưới nước: Khổ qua rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp, có thể 3-5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.
Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn, có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.
Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái. Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Chú ý khâu làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.
Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn để phòng trừ những loại sâu bệnh thường xuất hiện trên khổ qua như: Sâu đất, tuyến trùng; Sâu xanh; Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện; Sâu vẽ bùa; Bệnh sương mai
Thu hoạch: Khoảng 45-50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũ -
Hướng dẫn khẩn trương tiêu úng cứu lúa, hoa màu và cây trồng sau bão số 3 -
Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh khảm lá sắn -
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao ngoài bãi triều cho nông dân
- Huyện KonPLông chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững cây Hồng đẳng sâm cho hội viên nông dân
- Tập huấn cho hội viên nông dân sản xuất theo hướng "kinh tế tuần hoàn"
- Hướng dẫn hội viên nông dân kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp tăng thu nhập
- Hỗ trợ nông dân kỹ thuật bảo tồn, phát triển giống cá đặc sản bản địa của núi rừng Tây Nguyên
- Hội hỗ trợ vốn, kỹ thuật trồng sầu riêng cho hội viên nông dân
- Hội hỗ trợ hội viên nuôi cua biển thương phẩm bằng con giống nhân tạo
- Giá trị và tiềm năng rất lớn của bèo hoa dâu trong sản xuất nông nghiệp bền vững
-
Cảm động danh sách ủng hộ đồng bào bão lũ từ một xóm nghèo ở Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Từng chịu cảnh ngộ đau thương do thiên tai tàn phá, một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ đồng bào lũ lụt miền Bắc bình quân mỗi hộ từ 500 trăm đồng đến 1 triệu đồng.
-
FPT Long Châu chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cơ quan trung ương...Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Ấm lòng người dân vùng lũ Yên BáiNgày 15/9/2024, Tạp chí Nông thôn mới (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Hội ND xã Sơn Hải, Nhóm thiện nguyện từ tâm Hải Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã có chuyến thăm và tặng quà cho người dân xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị thiệt hại nặng bởi lũ, lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay