
Nông sản trong mùa dịch Covid -19: Vượt khó để thích ứng, phát triển
Dịch bệnh Covid -19, lan rộng rồi sẽ thu hẹp, bùng phát rồi sẽ lụi tàn, nhưng khoảng thời gian đó là bao lâu, hướng sản xuất nông nghiệp nên thế nào? Gợi mở cho chúng ta cần vượt qua thách thức để thích ứng, phát triển và bù đắp lại những thiệt hại đã mất mát vừa qua.

Nhận diện “dịch” và thị trường
Dịch Covid – 19 đã lan rộng hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự kiến, dịch sẽ gây ra một loạt các thách thức cho cả những người mắc bệnh, người khỏe mạnh trong nhiều tháng tới. Nhà dịch tễ học hàng đầu – ông Zhong Nanshan, cựu Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, người đã phát hiện ra dịch Sars năm 2003 cho rằng, virus Sars- CoV-2 có thể hoành hành cho đến ít nhất tháng 6 mùa Hè năm nay. Các chuyên gia khác cũng đồng tình với ông Zhong, virus cũng có thể bị triệt tiêu khi con người dần dần phát triển khả năng miễn dịch với nó. Điều đó cho thấy, dịch còn kéo dài, khó đoán định.
Nhìn lại 3 tháng trong mùa dịch, sản xuất nông nghiệp (SXNN), tuy không đình trệ lớn như các ngành Du lịch, Hàng không, May mặc, Da giày và Điện tử, nhưng có rất nhiều khó khăn: Hai đợt mưa đá, cam rụng ở miền núi phía Bắc, khô hạn khốc liệt ở đồng bằng Nam Bộ; dịch cúm H5N1 trên đàn gia cầm buộc phải tiêu hủy gần 500 ngàn con; việc tái đàn lợn còn nhiều trắc trở từ khâu giống và vệ sinh tẩy trùng, khử độc chuồng trại. Cũng từ những lý do trên, chắc chắn sản lượng lương thực, thực phẩm của chúng ta sẽ sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2020.
Chịu tác động của Covid-19, nhiều loại mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam đã sụt giảm khá mạnh về thương mại trong hai tháng đầu năm nay. Với mặt hàng thủy sản, thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 988 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ 2019. Riêng với mặt hàng rau, củ, quả cũng giảm ở mức 2 con số, với hàng trăm ngàn tấn thanh long, chuối, dưa hấu, khoai lang… rơi cảnh mất giá ê chề. Điều khác lạ của nông sản trong mùa dịch, đó là tôm hùm xanh, ngao biển đã bước qua ngưỡng cửa để gia nhập vào nhóm hàng cần “giải cứu”.
Về xuất khẩu gạo: Trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu 1,3 triệu tấn cũng không phải là con số đột biến (trừ thị trường Trung Quốc). Bởi, trong khoảng thời gian như vậy, năm 2009 và 2011 Việt Nam đã xuất vượt 1 triệu tấn; năm 2013 là 800.000 tấn và 2016 là 929.000 tấn. Nếu lấy kết quả từ năm 2009 đến nay, thì ba tháng đầu năm nay cũng đạt ở mức cao hơn một ít so với những năm có xuất phát tốt ngay từ đầu năm. Nhưng, các loại nông sản khác như rau, củ, quả hay thủy sản, thì Trung Quốc lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong nhập khẩu từ Việt Nam.
Hiện tại, dich Covid – 19 đã lan rộng đến hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên Thế giới thì, vấn đề lương thực đã trở nên sức “nóng” toàn cầu. Dự kiến, có nhiều “đơn hàng” mua gạo Việt với giá cao hơn, diễn ra trong quý I, quý III, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Philippin, Malaysia, HongKong, Singapo, Úc, Trung Quốc… Đây là thời cơ tốt nhất cho xuất khẩu lúa, gạo về cả lượng và giá. Tuy nhiên, chúng ta phải cân nhắc kỹ về “An ninh lương thực quốc gia” trong hoàn cảnh Việt Nam cũng ở trong vùng dịch Covid – 19; hạn hán tại ĐBSCL khá khốc liệt. Do vậy, bài toán thị trường lúa gạo cần ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, theo đó là xuất khẩu “có kiểm soát” về lượng, và điều chỉnh theo từng tháng để đạt được giá như mong đợi.
Kim ngạch xuất khẩu nhiều nông sản chính giảm mạnh trong quý 1/2020. Ảnh VTC
Thích ứng để phát triển
Nếu lấy hình ảnh đường ray tàu hỏa làm giả tưởng: Đường ray bên kia là dịch bệnh, đường ray bên này là sản xuất tiêu dùng, thì điểm đỗ an toàn là khi dịch bệnh đã tiêu tan. Đó cũng là thời điểm thị trường, tiêu dùng “trỗi dậy”, với sức mua tăng nhanh và mạnh. Nhất là đối với hàng rau, củ quả, các loại thịt gia súc, gia cầm… để bù đắp vào những tháng ngày “kham khổ”, khi phải dùng thực phẩm công nghiệp đóng gói, đông lạnh… trong thời gian bị cách ly. Với sự “trỗi dậy” này, sản xuất nông nghiệp Việt Nam cần vượt qua thách thức, thích ứng với phát triển, giành cơ hội khi dịch Covid -19 bị dập tắt, để bù lại những thiệt hại đã mất? Vậy thị trường nào là thích ứng với nông sản Việt Nam?
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định, dịch tại Trung Quốc bùng phát rồi sẽ bị dập tắt. Sau đó, Trung Quốc bắt buộc sẽ phải mở cửa trở lại. Ngay từ bây giờ, thị trường đang mở ra nhiều phương hướng cho ngành Nông nghiệp Việt Nam và chúng ta phải nhanh chóng tận dụng. Các khu vực nên chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để đến khi việc thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu về nông sản sẽ tăng, thị trường Trung Quốc sẽ có sức “hút” lớn. Ông Nam nhấn mạnh, ngành Trồng trọt, đáng kể nhất là rau xanh đang có một thuận lợi lớn. Đó là năm nay nhuận 2 tháng 4 nên vụ trồng trọt muộn lại, thời vụ cho cây rau dài hơn. Đây là điều kiện tốt để tăng tốc, bù đắp cho những mất mát vừa qua vì dịch. Ngành Chăn nuôi thế giới đang có nhiều biến động, dịch cúm gà H5N1 đã xuất hiện tại Trung Quốc, 7 nước châu Âu và Ấn Độ. Đây chính là thời kỳ cho ngành Chăn nuôi Việt Nam củng cố.
Đồng tình, Tiến sỹ kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, “Việt Nam có rất nhiều cơ hội sau khi dịch bệnh được khống chế, qua đó lấy lại đà tăng trưởng. Và chỉ còn 1,5 tháng nữa để chuẩn bị. Giờ là lúc cần tính toán thiệt hại, sắp xếp tài chính, hỗ trợ, chuẩn bị nguyên vật liệu để có thể tăng tốc sản xuất từ cuối tháng 3”. Ông Hiển nhận định, sau dịch, Trung Quốc sẽ khôi phục sản xuất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu hiện nay doanh nghiệp Việt Nam tận dụng, coi đây là thời kỳ chuẩn bị để đón đầu các đơn hàng sau dịch, sẽ có những thuận lợi lớn. Hơn nữa, Việt Nam đang có lợi thế về giá rẻ, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nên dễ dàng tận dụng được các cơ hội mở ra.
Về lĩnh vực trồng trọt: TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ NN&PTNT cho rằng, “Nông sản Việt cần chọn phân khúc tầm trung và thấp là chợ dân sinh ở khu vực nông thôn tại thị trường Trung Quốc để xuất khẩu; đồng thời chú ý đến thị trường trong nước với 97 triệu dân”.
Từ thực tế, bà Nguyễn Thị Thành Thực trong Hiệp hội Nông nghiệp Công nghệ số, cho rằng: “Tất cả đều là những vấn đề đã được nói đi nói lại rất nhiều, mà chưa làm được. Đó chính là vấn đề về thương mại. Bà Thực mong muốn Nhà nước có chính sách về chứng nhận mã số, an toàn thực phẩm đối với xưởng cơ động. Đây được xem là một giải pháp quan trọng trong giai đoạn này. “Chống dịch Covid – 19, chúng ta công nhận về bệnh viện dã chiến, thì cũng nên xem xét các điều kiện cấp tiêu chuẩn mã xưởng di động cho doanh nghiệp thì những bài toán về tiêu thụ, xuất khẩu nông sản sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Không chỉ dừng lại ở vấn đề thu mua thuận lợi, mà hơn nữa nhà xưởng di động có thể đặt ngay tại địa bàn và người nông dân chỉ cần chở hàng đến nơi gần nhất thay vì việc phải đi hàng chục ki-lô-mét mới đến xưởng để đóng gói như hiện nay. Chi phí, thời gian lưu thông, tỷ lệ hỏng cũng giảm đáng kể. Từ đó, giúp tiết giảm chi phí, giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản. Về dài hạn, phải có cách làm căn cơ, chuyển từ sản xuất manh mún theo kiểu thương lái hiện nay sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

Về lĩnh vực thủy sản: Rủi ro có, nhưng cũng có 2 cơ hội thúc đẩy, tranh thủ sản xuất không tác động nhiều. Trước hết là chuẩn bị hàng đồ hộp, đông lạnh. Những sự kiện như thế này sau 3-5 tháng, sự điều chỉnh văn hóa tiêu dùng rõ rệt, không ăn sống nhiều, hàng tươi sẽ ít đi, nhưng hàng đồ hộp, đông lạnh sẽ có nhu cầu lớn. Cơ hội thứ hai, một số ngành Trung Quốc đang cạnh tranh với chúng ta như cá ngừ, Trung Quốc là 1 trong 5 nước bán cá ngừ lớn, hiện nay các nước không mua cá ngừ Trung Quốc nên giá giảm sâu. Các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đang coi đây là cơ hội đối với các nguồn tiêu thụ khác, gia tăng thị phần, giá cả.
Theo số liệu của VASEP, Trung Quốc là một trong 5 quốc gia xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới. Hiện nay, một số thị trường đã ngừng nhập khẩu cá ngừ của nước này do tác động của virus corona và giá cá ngừ nguyên liệu của Trung Quốc đang giảm rất sâu. Đây chính là cơ hội cho cá ngừ Việt Nam thâm nhập qua các doanh nghiệp, các chủ hàng thủy sản và bán ở chợ dân sinh, trung tâm thương mại ở Trung Quốc.
Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều cá ngừ của Việt Nam nhất. Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ đạt 316 triệu USD, tăng gần 38% so với năm 2018, chiếm 44% tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Năm qua, xu hướng tiêu thụ cá ngừ thị trường Mỹ tích cực hơn, nhất là đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, điều này đã khiến nhập khẩu của nước này tăng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, các doanh nghiệp nhập khẩu cá ngừ Mỹ đã tìm kiếm các nguồn cung thay thế khác từ khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam.
Ngoài cơ hội đến với cá ngừ, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thông báo: “Một số nhà nhập khẩu thủy sản chân chính của Việt Nam khuyến nghị trong thời gian này nên chuẩn bị hàng hóa, nhất là hàng đóng hộp và đông lạnh bởi sau 3 – 5 tháng dập dịch có thể người tiêu dùng chuyển các mặt hàng đông lạnh và đóng hộp thay vì hàng tươi sống như trước đây”.
Với mặt hàng cá tra, dường như thách thức lớn hơn. Hiện cá tra đang chịu tác động và phải tìm hướng tiêu thụ tại các thị trường khác và nội địa. Thế nhưng, tại thị trường nội địa, sản phẩm cá tra lại ít được lựa chọn do thói quen của người tiêu dùng Việt, chỉ lựa chọn sản phẩm cá tra nguyên con để phục vụ cho bữa ăn gia đình. Vì vậy, cá tra gặp khó ngay tại thị trường nội địa, và rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông định hướng, góp phần điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để ngành hàng cá tra ổn định, phát triển.
“Nông sản Việt cần chọn phân khúc tầm trung và thấp là chợ dân sinh ở khu vực nông thôn tại thị trường Trung Quốc để xuất khẩu; đồng thời chú ý đến thị trường trong nước với 97 triệu dân. Điều quan trọng là nông dân phải liên kết với nông dân trong SX nông sản an toàn và giữ được chữ “tín”. Các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết được với doanh nghiệp Trung Quốc”
TS. Đặng Kim Sơn – Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT.
Nguyễn Việt Duy – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"