Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
Hỗ trợ nguồn vốn và tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật
Những năm gần đây, do dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân như thu nhập thấp, một số lao động tại các công ty nghỉ do dịch bệnh, lao động nông nghiệp không có việc làm sau mùa vụ nhiều… Để người dân làm chủ được cuộc sống, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất mình sinh sống, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những định hướng, tuyên truyền và hỗ trợ người dân trong sản xuất. Trong đó, mô hình nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ cao đã giải quyết việc làm cũng như mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.
Bước đầu, dự án được thực hiện với sự tham gia của 10 hộ gia đình. Tổng kinh phí thực hiện dự án 800 triệu đồng, trong đó 400 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh và 400 triệu đồng đối ứng từ các hộ thực hiện dự án.
Trong những năm gần đây, các hộ dân trên địa bàn xã Tân Sơn đã mạnh dạn đầu tư vốn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi; tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT trong trồng trọt và chăn nuôi. Do đó việc lập dự án nuôi lươn không bùn rất phù hợp.
Để hỗ trợ người dân thực hiện dự án, Hội Nông dân chủ động liên hệ, phối hợp mở 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ cao cho các hộ tham gia Dự án, mở hội thảo tham quan mô hình trong và ngoài huyện để nâng cao năng suất hiệu quả. Hàng năm các hộ tham gia dự án sẽ được tham gia tất cả các buổi tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi do Hội tổ chức.
Song song với việc đồng hành cùng hội viên nông dân trong xây dựng, phát triển mô hình, Hội Nông dân các cấp còn chủ động trong việc liên hệ các nhà hàng lớn, các siêu thị có uy tín, các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân kinh doanh mặt hàng thức ăn, thuốc thú y đảm bảo chất lượng và có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm; ký hợp đồng giúp các thành viên tham gia dự án có nhu cầu mua thức ăn, thuốc thú y đảm bảo chất lượng và mua lươn thịt, lươn giống phục vụ nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh dịch vụ…
Các hộ tham gia dự án phải có trách nhiệm với nhau trong quá trình sản xuất, chia sẻ những kinh nghiệm về chăn nuôi: phương pháp chăm sóc; nhân giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tình hình diễn biến dịch bệnh, cách phòng trừ và cách phòng chống rét trong mùa Đông; nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và xây dựng Hội vững mạnh.
Nuôi lươn không bùn: Hiệu quả và thiết thực
Tân Sơn là xã thuần nông về nông nghiệp, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều kênh mương hồ đập kiên cố, hệ thống giao thông thuận tiện tạo tiền đề phát triển ngành nghề dịch vụ thương mại. Nuôi lươn không bùn trên địa bàn xã góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai sẵn có, tận dựng tối đa các sản phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi. Đặc biệt là sử dụng diện tích đất xa xấu, trồng lúa kém hiệu quả.
Với mục tiêu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh quy mô lớn, mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn từ 500 m2 lên 6200 m2. Mô hình này được ước tính cho doanh thu 450-600 triệu đồng/tháng, lợi nhuận 150-180 triệu đồng/người/năm; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa, cho thu nhập kinh tế cao; giải quyết việc làm mới cho 10- 12 hộ lao động nông thôn; nâng cao đời sống của các hộ trực tiếp tham gia dự án; góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.
Điển hình như hộ nuôi lươn không bùn Nguyễn Trọng Lương (SN 1990) ở Tân Sơn đã có kinh nghiệm nuôi lươn gần 4 năm nay cho biết, việc nuôi lươn không bùn dễ kiểm soát được dịch bệnh, cho ăn được đều hơn. Mỗi lần thả giống tính theo con bình quân 1m2 thả 250 con giống. Nếu điều kiện tốt từ lúc thả đến lúc thu hoạch khoảng 9 đến 10 tháng, mỗi con có trọng lượng khoảng 200g. Bình quân mỗi bể 6 đến 10m2 thu hoạch được khoảng 350kg, có giá bán từ 150.000-160.000 đồng/kg. Chi phí chủ yếu là tiền mua giống khá tốn kém, còn lại công nuôi và thức ăn không tốn nhiều. Nhưng anh Lương không phải đi mua giống mỗi năm để tiến hành chăn thả do anh tự sản xuất và tự cung cấp giống.
Ngoài nuôi lươn thịt, anh còn cung cấp giống cho các hộ nuôi khác. Mỗi tháng anh cung cấp khoảng 30 đến 40.000 con giống (giá mỗi con giống dao động từ 4.000 đến 5.000 đồng/con) cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh phụ cận. Hiện tại anh có gần 100 bể nuôi lươn thịt và lươn bố mẹ sinh sản. Chu kỳ nuôi lươn bố mẹ sinh sản từ 1 đến 2 năm lại bắt đầu thay giống. Lươn chủ yếu sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.
Kỹ thuật công nghệ nuôi lươn không bùn không mấy phức tạp. Lươn được nuôi trong bể xi măng không đòi hỏi diện tích vùng sản xuất phải lớn. Quy trình nước trong hệ thống tuần hoàn khép kín liên tục, với cách làm này thì môi trường nuôi lươn sẽ ổn định, đồng thời giảm thiểu công chăm sóc, vệ sinh. Nuôi lươn trong mô hình tuần hoàn hạn chế tối đa mầm bệnh từ bên ngoài, nên con lươn phát triển tốt và ít bị bệnh.
“Mô hình nuôi lươn không bùn là hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Sơn, góp phần đảm bảo cung cấp cho thị trường lươn nuôi sạch, an toàn, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân - ông Nguyễn Công An – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đô Lương cho biết - Với mô hình này, các hộ dân tham gia được tập huấn kỹ thuật nuôi lươn và có hiệu quả rõ rệt. Hội sẽ tiếp tục có những hỗ trợ để nhân rộng mô hình này ở những xã khác trong thời gian tới”.
-
Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
Hội Nông dân Lục Yên đánh giá hiệu quả, nhân rộng mô hình trồng trồng ngô lai vụ Đông -
Nuôi ếch kết hợp thả cá rô đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao -
Quảng Ninh: Nông dân huyện Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
- Dự án nhỏ mở ra cơ hội lớn cho nông dân và cây bưởi Phúc Trạch
- Đà Nẵng khai giảng lớp sơ cấp nghề trồng nấm cho hội viên
- Thừa Thiên Huế phổ biến kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm cho các hội viên sản xuất giỏi
- Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tập huấn mô hình trồng nhãn theo VietGAP nâng cao lợi nhuận
- Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch
- Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ
- Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh