Nuôi tôm xen cua biển – Hướng đi hiệu quả
Tôm, cua là thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh và môi trường. Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá nghiêm túc, Ban Kinh tế T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp Hội ND tỉnh Kiên Giang đã tiến hành thực hiện Mô hình nuôi tôm – cua thương phẩm nhằm hỗ trợ hợp tác xã (HTX) thúc đẩy sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị, tại HTX tôm – cua Thuận Phát (Đông Hưng, huyện An Minh).
Phát huy tối đa lợi thế của địa phương
Là địa phương ven biển bám đảo Cà Mau, xã Đông Hưng (An Minh, Kiên Giang) với diện tích tự nhiên hơn 5,500ha. Trong đó, gần 10ha được sử dụng để nuôi tôm với tổng sản lượng cả năm (2018) là 4.126 tấn đạt 100,1% kế hoạch đề ra.
Nhằm phát huy lợi thế vốn có của địa phương, đồng thời để phát triển ngành Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ nhất là tôm cua và phát triển đa dạng các loại vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn “đăng cai” triển khai thực hiện dự án “tôm sú – cua kết hợp có cải tiến nhằm hỗ trợ hợp tác xã thúc đẩy sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị” với tổng đầu tư gần 1,4 tỷ đồng, được thực hiện trong vòng 4 tháng (9/2019 – 12/2019).
Những năm qua các hộ sản xuất tôm cua trong xã Đông Hưng chủ yếu mua giống và bán sản phẩm cá thể, nhỏ lẻ nên chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp. Trong điều kiện như vậy, hầu hết các hộ sản xuất tôm cua lúa đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ mua giống và bán sản phẩm tập trung, để giảm chi phí và tăng thu nhập. Do vậy Hợp tác xã từ khi thành lập đến nay đã giải quyết được vấn đề đầu vào và đầu ra cho xã viên. Trải qua gần 3 tháng thực hiện, nhờ sự đoàn kết và phương thức sản xuất an toàn, hiện đại, HTX Thuận Phát đang dần dần tạo nên một cuộc “chuyển mình” trong sản xuất, tiến tới nâng cao đời sống của các thành viên, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Ông Trần Chí Viễn – Chủ tịch Hội ND tỉnh Kiên Giang cho biết, Dự án “tôm sú – cua kết hợp có cải tiến nhằm hỗ trợ hợp tác xã thúc đẩy sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị” được thực hiện với mong muốn, giúp người dân trong việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi tôm cua (giống phù hợp với sinh thái vùng, chống chịu tốt với một số bệnh…) nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cho thành viên hợp tác xã giúp cho hợp tác xã từng bước áp dụng sản xuất theo chuỗi giá trị từ đó góp phần quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tại địa phương, khuyến khích mở rộng phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.
Đồng thời, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cơ cấu kinh tế ở địa phương, tạo sản phẩm có có năng suất, chất lượng cao phục vụ nhu cầu đời sống cho nhân dân và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân
Theo ông Nguyễn Khắc Toàn – Phó Trưởng ban phụ trách Ban Kinh tế T.Ư Hội: Mô hình hỗ trợ về kinh tế hợp tác nhằm cung ứng thực phẩm sạch cho thị trường và nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập của xã viên, nâng cao đời sống cho nông dân và khuyến cáo nhân rộng trên địa bàn xã trong thời gian sắp tới. Từ khi triển khai thực hiện đã thu hút được đông đảo nông dân tham gia tổ chức Hội, xây dựng Quỹ Hỗ trợ Nông dân.
Để được chọn là địa phương “thí điểm”, Đông Hưng và HTX Thuận Phát đã trải qua nhiều lần kiểm duyệt, đánh giá nghiêm túc. Ban Kinh tế – T.Ư Hội phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Hội Nông dân các cấp, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các nội dung chặt chẽ. Phối hợp với hợp tác xã, tổ hợp tác để tuyên truyền, quảng bá cho các các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho thành viên hợp tác xã.
Ông Viễn cho biết thêm, đây là một Dự án có sức ảnh hưởng lớn đối với nhân dân trên địa bàn xã Đông Hưng. Vì thế, để nuôi tôm xen canh cua được thuận lợi chúng tôi đã cẩn thận thực hiện các khâu, nhất là chuẩn bị ao nuôi. Trước khi thả, chúng tôi đã cạn nước đáy ao, nạo vét mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, tu sửa lại những nơi xung yếu, lấp hết lỗ rò rỉ để tránh thất thoát nước. Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh cống và phía trong ao. Rắc vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh, cải tạo pH đáy…
Thực tế, lúc chỉ nuôi tôm sú, trước đây, người dân luôn cố tình vệ sinh ao hồ, tìm diệt cho bằng hết cua. Thế nhưng, một số cua còn sót lại thì sinh trưởng rất khỏe. Bên cạnh đó, dịch bệnh tôm cũng hạn chế. “Hóa ra, hai loài này có thể sống chung, tương hỗ nhau, tạo “thiên địch” để diệt trừ một số tạp chất có thể gây mầm bệnh. Nuôi tôm xen cua theo hướng an toàn sinh học này lại bớt chi phí, sản phẩm được giá cao hơn” Ông Viễn bộc bạch.
Trong nửa chặng đường vừa qua, dự án đã góp phần nâng cao khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, thay đổi tư duy và kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Không những thế, từ thành công của dự án sẽ mở ra một hướng đi mới cho nền nông nghiệp phát triển bền vững : Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản giảm thiểu các đối tượng bệnh gây hại, hạn chế sự xuất hiện dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc tăng trọng, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo cân bằng sinh thái nông nghiệp vùng sản xuất.
Những đóng góp của dự án “tôm sú – cua kết hợp có cải tiến nhằm hỗ trợ hợp tác xã thúc đẩy sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị” nói riêng và HTX Thuận Phát nói chung đang là nhân tố quan trọng giúp xã Đông Hưng trở thành một trong những điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
“Mô hình hỗ trợ về kinh tế hợp tác nhằm cung ứng thực phẩm sạch cho thị trường và nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập xã viên, nâng cao đời sống cho nông dân và khuyến cáo nhân rộng trên địa bàn xã trong thời gian sắp tới. Từ khi triển khai thực hiện đã thu hút được đông đảo nông dân tham gia tổ chức Hội, xây dựng Quỹ Hỗ trợ Nông dân”.
Ông Nguyễn Khắc Toàn – Phó Trưởng ban phụ trách, Ban Kinh tế T.Ư Hội
Trung Bảo
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024 -
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
- Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
-
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIIITrung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
-
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH TW Đảng khóa XIIIChiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa