OCOP góp phần nâng tầm thương hiệu, nông sản đặc sản địa phương
Ngày 08/01/2020 tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến hết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020.
Sau hơn 1,5 năm triển khai Chương trình OCOP đã đạt được những kết quả quan trọng ban đầu, Chương trình đã lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, được sự ủng hộ của xã hội và chính quyền các cấp, mang đến động lực tích cực trong xây dựng nông thôn mới.
Gần 10.015 tỷ đồng sản xuất sản phẩm OCOP
Chương trình OCOP mới được triển khai trong thời gian ngắn (từ tháng 5/2018) song đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn, Chính phủ đã xác định và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện phát triển trục sản phẩm OCOP trong Nghị quyết số 53/NQ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2019 về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững đến năm 2030.
Tại Hội nghị, ông Ngô Tất Thắng – Phó Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết: Đến nay, cả nước có 61/63 UBND tỉnh đã phê duyệt, triển khai Đề án/ Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP (còn tỉnh Tây Ninh và Kiên Giang chưa thực hiện). Nhiều tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai sâu rộng trong BCH Tỉnh ủy, trong hệ thống chính trị của tỉnh, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo như: Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu. Nhiều địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai Chương trình như Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Nam, Hà Nam, Nam Định, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bến Tre…”.
Theo đó, tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa OCOP đến hết năm 2020 là 3.843 sản phẩm (vượt gần 1,6 lần so với mục tiêu 2.400 sản phẩm). Trong đó nhóm thực phẩm có 2.218 sản phẩm, nhóm đồ uống có 397 sản phẩm, nhóm thảo dược có 264 sản phẩm, nhóm Vải may mặc 100 sản phẩm, nhóm lưu niệm, nội thất trang trí có 666 sản phẩm và nhóm dịch vụ, du lịch và bán hàng có 198 sản phẩm. Đã có 18 tỉnh đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 796 sản phẩm OCOP (đạt 33,16% so với kế hoạch là 2.400 sản phẩm) của 508 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 16 sản phẩm đề xuất 5 sao; 265 sản phẩm đạt 4 sao và 515 sản phẩm đạt 3 sao. Các địa phương sau khi cấp Giấy chứng nhận (GCN) sản phẩm OCOP đã nghiêm túc thực hiện việc cấp quyền sử dụng, quản lý nhãn hiệu OCOP, dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP.
Tổng nguồn lực huy động dự kiến của 3.300 tổ chức kinh tế để sản xuất sản phẩm OCOP đạt gần 10.015 tỷ đồng. Theo báo cáo của 61/63 tỉnh thành đã phê duyệt đề án/ kế hoạch, có gần 3.300 tổ chức kinh tế đăng ký tham gia Chương trình OCOP (Khảo sát tháng 9/2017 là 3.126 tổ chức), tăng gần 200 tổ chức. Đã có 508 tổ chức kinh tế đã đề xuất và được đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp Giấy chứng nhận từ 3 sao trở lên, bao gồm: 209 hợp tác xã (41%), 161 doanh nghiệp (31,7%), 134 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh (26,4%) và 4 tổ hợp tác (0,9%).
Các địa phương đang tiếp tục tổng hợp, phân tích dữ liệu về doanh nghiệp, hợp tác xã (về đăng ký pháp định, vốn huy động sản xuất, diện tích đất sản xuất, diện tích mặt nước sản xuất, diện tích nhà xưởng chế biến, diện tích trung tâm, cửa hàng OCOP, dữ liệu cá nhân về trình độ, chuyên môn, giới tính của các chủ DN, HTX) để nắm bắt và đề xuất các chính sách hỗ trợ cụ thể.
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ Chương trình OCOP diễn ra sôi nổi khắp cả nước, từ Trung ương đến địa phương. Ngoài Hội chợ OCOP quốc tế (từ ngày 17-20/4/2019 tại TP.HCM), Bộ NN&PTNT cũng đã tổ chức, phối hợp tổ chức 6 hội chợ, triển lãm cấp vùng tại Bến Tre, Hậu Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Đắc Lắc, Nghệ An), kết nối, phối hợp với Tập đoàn Central Group và một số tỉnh có nhiều sản phẩm tổ chức Hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương; tổ chức thí điểm Hội chợ OCOP và quảng bá đặc sắc văn hóa ẩm thực tại tuyến phố đi bộ của Thủ đô Hà Nội (từ 6-8/12/2019). Các tỉnh, thành phố đều tổ chức tốt các sự kiện XTTM chương trình OCOP của địa phương, tiêu biểu như Hội chợ OCOP Quảng Ninh được tổ chức định kỳ 3 lần/năm đã trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh.
Chương trình OCOP quốc gia đã tổ chức 8 lớp đào tạo tập trung cấp Trung ương cho 1.618 cán bộ quản lý. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, các địa phương đã tổ chức tập huấn cho hơn 18.000 lượt cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã và các chủ thể OCOP. Nhiều tỉnh, huyện tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ cơ sở nhằm quán triệt và giúp hiểu sâu và đầy đủ hơn về Chương trình OCOP, góp phần sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc ban đầu.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến- Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương: “Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP từng bước được củng cố, phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp, hợp tác xã có độ tuổi còn trẻ, tỷ lệ nữ đáng kể, có trình độ, hoạt động nhanh nhạy với cơ chế thị trường”.
Thực hiện Bộ tiêu chí OCOP Quốc gia và Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP cấp Quốc gia
Tại Hội nghị, Văn phòng điều phối NTM Trung ương đã báo cáo về tổ chức thực hiện Bộ Tiêu chí OCOP quốc gia và dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP cấp Quốc gia để lấy ý kiến tham gia của các đại biểu. Quy chế này quy định quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng, của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên của Hội đồng OCOP cấp Quốc gia, Tổ tư vấn và Cơ quan thường trực Hội đồng OCOP cấp Quốc gia dựa trên 4 nguyên tắc và 5 bước thực hiện trình tự và phân loại sản phẩm.
Trong năm 2020, các tỉnh, thành phố phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển mới 500 tổ chức kinh tế và kiện toàn 3.126 doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP, tổ chức hội nghị đối tác OCOP để kết nối chuỗi giá trị đầu vào, tổ chức sản xuất cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức đào tạo tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho 100% chủ thể tham gia Chương trình OCOP. Xác định các tổ chức kinh tế trọng tâm, tích cực hỗ trợ hiệu quả cho phát triển sản xuất: cơ sở hạ tầng ngoài cánh đồng, trang trại (thủy lợi, giao thông, điện,.), tín dụng thương mại, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: “Trong năm tới, Chương trình OCOP sẽ không ồ ạt phát triển sản phẩm mà cần tập trung cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, phát huy sức mạnh cộng đồng. Tập trung xây dựng và duy trì vùng nguyên liệu thường xuyên và bền vững, đảm bảo tính cộng đồng của sản phẩm. Hội đồng OCOP Quốc gia sẽ được cơ cấu gọn lại nhưng có tính trách nhiệm cao, dự kiến 5 người (3 thuộc Bộ Công Thương, 2 thuộc Bộ NN&PTNT) sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ chấm theo 2 cấp. Đặc biệt những sản phẩm dược liệu tại các vùng miền sẽ mời Bộ Y tế đánh giá về chất lượng và tác dụng”.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố tập trung triển khai chu trình OCOP nghiêm túc ngay từ quý I/2020 tại cấp huyện để tiếp nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; Có kế hoạch hỗ trợ thành lập các tổ chức kinh tế, hỗ trợ các đề nghị của các chủ thể khi đề xuất.
100% tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm cấp tỉnh năm 2020 xong trước 30/8/2020. Trung ương tiếp nhận hồ sơ sản phẩm từ ngày 01/9/2020, tổ chức thực hiện đánh giá sản phẩm từ ngày 15/9 – 30/10/2020.
Các đại biểu nghiên cứu Bộ Tiêu chí OCOP quốc gia và dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP cấp Quốc gia
Các tỉnh, thành phố phấn đấu hoàn thành mục tiêu về sản phẩm (3.843 sản phẩm) theo đề án/kế hoạch giai đoạn 2018-2020 đã phê duyệt. Đối với các địa phương trong chỉ đạo điểm Chương trình OCOP tập trung phát triển sản phẩm để đạt hạng 4 – 5 sao; Đối với các sản phẩm Làng Văn hóa du lịch cần tập trung phê duyệt các dự án và tổ chức huy động nhân dân, doanh nghiệp triển khai.
Tin, ảnh: Bảo Minh
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển