Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều “nút thắt”

22:31 21/11/2022 GMT+7
Mặc dù sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, hiện sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp hữu cơ vẫn còn nhiều nút thắt, nhất là các quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với chiến lược mở rộng thị trường.

Sáng ngày 21/11/2022, tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức "Diễn đàn Xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị". Do thứ trưởng Trần Thanh Nam dần đầu đoàn tham gia diễn đàn.

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ. Thị trường đang rộng mở, nhưng các doanh nghiệp theo con đường sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước ta đạt khoảng hơn 335 triệu USD/năm, tăng hơn 418% giá trị xuất khẩu hàng hữu cơ hàng năm giai đoạn 2010 - 2016. Các sản phẩm hữu cơ được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị... nhưng với số lượng còn rất hạn chế.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định thị trường nông sản hữu cơ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đang có xu hướng tăng cao và vượt quá nguồn cung. Bên cạnh đó nhà nước cần quy định rõ vùng nguyên liệu tại đâu được hưởng chính sách nào. Đồng thời, Nhà nước phải có giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong việc giao đất xây dựng nhà máy; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn “mua nguyên liệu giá hữu cơ, bán sản phẩm giá thường” như hiện nay.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT cho biết; hiện Việt Nam có hơn 30 đơn vị xuất khẩu các loại rau, quả hữu cơ với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc,... Ngoài ra còn các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ xuất khẩu khác đem lại giá trị hàng triệu USD như cà phê, gạo, điều, hạt tiêu.

Người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng sử dụng nhiều hơn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật và gia tăng mối quan tâm về sức khỏe, môi trường và đạo đức. Quy mô thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu được dự báo tăng trưởng nhanh trong 05 năm tới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 14%, từ 227,19 tỷ USD vào năm 2021 lên 259,06 tỷ USD vào năm 2022 và đạt 437,36 tỷ USD vào năm 2026 với khu vực tăng trưởng mạnh nhất là Bắc Mỹ và Châu Âu.

Các thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang hướng tăng cường các quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm hướng tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Việt Nam với hai thách thức rất lớn là an toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu cũng đang đặt ra ngày càng nhiều các tiêu chuẩn cho ngành nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều “nút thắt”

Đây là ý kiến của đông đảo cộng đồng nông nghiệp hữu cơ nêu lên tại Diễn đàn đối thoại về phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị.

Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay 63/63 tỉnh, thành trên cả nước đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Lực lượng tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông. Tính đến hết năm 2021, số lượng nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên 17.000 cơ sở, trên 550 nhà chế biến cùng với hơn 110 nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

phat trien nong nghiep huu co con nhieu nut that hinh anh 1

Diễn đàn đối thoại về phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp cho rằng, mặc dù sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu và. Sản phẩm hữu cơ chủ yếu dành cho xuất khẩu, trong khi thị trường này chỉ chiếm phần nhỏ. Do đó, trước mắt cần xác định việc tập trung cho thị trường trong nước. Theo đại diện các doanh nghiệp, để làm được điều này, cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất nhận diện rõ các tiêu chí sản xuất hữu cơ; rà soát rút ngắn quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để thuận lợi trong quá trình đàm phán mở rộng thị trường.

phat trien nong nghiep huu co con nhieu nut that hinh anh 2

Doanh nghiệp kiến nghị rút ngắn quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để thuận lợi trong quá trình đàm phán mở rộng thị trường sản phẩm hữu cơ

“Doanh nghiệp, HTX rất năng động. Họ có thể làm việc sát với nông dân với chính quyền và đối tác khi thị trường mở ra. Việt Nam cứ đưa quy trình hữu cơ nhưng lại chưa chứng nhận hữu cơ. Người tiêu dùng họ quyết định, giờ kinh tế thị trường rồi mình phải lắng nghe thị trường. Trong hàng hoá xuất khẩu thì cần chứng nhận OCOP để làm gì?”, ông Nguyễn Ngọc Luân, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Lâm San, tỉnh Đồng Nai nêu ý kiến.

Nguồn: Bộ NNPTNT -VOV