Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở khu vực châu Á
Năm 2020 là năm đầu tiên trong vòng 60 năm qua thế giới chứng kiến sản lượng nuôi trồng thủy sản sụt giảm do dịch COVID-19.
Việc hạn chế di chuyển, đóng cửa tạm thời các nhà hàng và khách sạn, cùng các biện pháp vệ sinh bổ sung đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các đơn vị nuôi trồng thủy sản do nhu cầu giảm và chi phí sản xuất gia tăng.
Một nghiên cứu ước tính thiệt hại do các đợt phong tỏa đối với ngành nuôi tôm ở Ấn Độ vào khoảng 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, ở một số nước như Ecuador, Indonesia và Việt Nam, sản lượng tôm vẫn tăng bất chấp khó khăn.
Đáng chú ý, vào năm 2020, Ecuador đã giành vị trí nhà xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới từ Ấn Độ.
Trong khi giá cả vẫn ở mức thấp, sự phục hồi sớm của thị trường Trung Quốc và nhu cầu gia tăng đối với thực phẩm chế biến sẵn ở Mỹ đã dẫn đến sự phục hồi của thị trường thủy sản toàn cầu vào cuối năm 2020.
Khi ngành nuôi trồng thủy sản mở rộng trên khắp thế giới, cạnh tranh toàn cầu cũng gia tăng và đó cũng là lúc người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn những vấn đề về tính bền vững xung quanh lĩnh vực này.
Khi người tiêu dùng ở khu vực trở nên giàu có hơn, họ sẽ đòi hỏi sự đa dạng cao hơn trong chế độ ăn uống. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở châu Á vì thế cần theo kịp nhu cầu ngày càng tăng đồng thời bảo đảm tính bền vững của tăng trưởng.
Để làm được điều này, một số khuyến nghị đã được nêu ra. Trước hết, để bảo đảm rằng người nuôi cá tuân thủ các thông lệ tốt, chính phủ và các tổ chức hỗ trợ nên tích cực sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Nhiều yếu tố quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản bền vững, ví dụ như chất lượng nước và sức khỏe vật nuôi, có thể được hình dung rõ ràng bằng các công nghệ gần đây và giúp người nông dân đưa ra quyết định canh tác phù hợp.
Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số để bảo đảm truy xuất thông tin về nguồn gốc sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn. Điều này sẽ làm tăng uy tín của quốc gia xuất khẩu.
Một khó khăn trong việc nuôi cá là tình trạng tràn nước từ các ao nuôi cá sang các trang trại trồng trọt lân cận. Do đó, cần đưa ra những quy tắc và kế hoạch giám sát việc sử dụng nước, tốt nhất là do chính những người trồng trọt và nuôi cá tự thực hiện.
Những hệ thống quản lý nước địa phương này được phổ biến trên khắp thế giới giữa những người trồng trọt và nuôi cá - những người chia sẻ nguồn nước ngầm để tưới tiêu nhằm bảo vệ lợi ích chung của địa phương.
Cuối cùng, cần nghiên cứu thêm về các phương thức nuôi cá phù hợp với môi trường của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Mặc dù việc nghiên cứu và phát triển quy mô lớn để nuôi tôm hoàn toàn trong đất liền tại các cơ sở như nhà máy đã được tiến hành tại các nước phát triển, nhưng những nghiên cứu này không áp dụng cho các hộ chăn nuôi nhỏ ở châu Á.
Bản thân những người nông dân quy mô nhỏ cũng đã thử áp dụng các phương pháp canh tác sáng tạo trong lĩnh vực này, chẳng hạn nuôi tôm trong môi trường nước có độ mặn thấp, xen canh hoặc luân canh tôm-lúa để kiểm soát độ mặn và chất dinh dưỡng của đất, và sử dụng các ao hình tròn thay vì hình vuông để thúc đẩy lưu thông nước tốt hơn. Những đổi mới ở cấp độ nông trại này nên được xem xét kỹ lưỡng hơn và thúc đẩy nếu được chứng minh là có hiệu quả.
Việt Nam là một trường hợp điển hình thú vị. Năm 2000, Việt Nam cho phép chuyển đổi ruộng lúa thành ao nuôi. Ban đầu, tôm xuất khẩu của Việt Nam bị nhiều quốc gia nhập khẩu từ chối, với nguyên nhân chính được nêu là do dư lượng kháng sinh cao trong sản phẩm.
Sau những nỗ lực phối hợp của các nhà sản xuất, thương nhân và các cơ quan chính phủ, tỷ lệ từ chối tôm xuất khẩu từ Việt Nam đã giảm xuống và Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất trên thế giới.
Đại dịch cho thấy rõ rằng các phương thức nuôi trồng thủy sản trước đây là không bền vững. Do đó, việc áp dụng các chính sách và thực tiễn phù hợp sẽ hỗ trợ những người nuôi cá và hàng triệu người dân ở châu Á và Thái Bình Dương - những người đang dựa vào con cá để nuôi sống gia đình mình./.
Theo Vietnam +
-
Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
Tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu -
Sản phẩm OCOP đưa nông sản Yên Dũng ngày càng vững chắc trên thị trường -
Canh tác lúa thân thiện với môi trường, giá trị nếp cái hoa vàng của Thái Sơn tăng
- Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang
- Hướng dẫn cách chằng chống nhà cửa an toàn trước siêu bão Yagi
- Người giữ hồn văn hoá lúa mùa
- Cán bộ Hội gương mẫu, nói đi đôi với làm
- Bảo tồn, phát triển và sản xuất đa dạng các sản phẩm từ cây dược liệu quý Xáo tam phân
- Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh và các sự kiện quan trọng trong ngành Chăn nuôi của tỉnh
- Ký ức hào hùng của dũng sĩ 6 lần bắn rơi máy bay địch
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết