Phong trào có ý nghĩa nhân văn và sức lan tỏa mạnh mẽ
Đến hết tháng 9/2019, cả nước đã có 4.554 xã (51,16%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), tăng 34,01% so với cuối năm 2015; Có 91/664 đơn vị cấp huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (chiếm khoảng 13,7% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu khai mạc Hội nghị.
Ngày 27.9.2019 tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào “Cả nước chung tay xây dựng NTM” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Tới dự Hội nghị có các đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; đồng chí Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua, Khen thưởng T.Ư; Các thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư, đại diện các Bộ, ngành T.Ư và đại diện UBND các tỉnh, các Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối NTM của các địa phương tiêu biểu trong triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng NTM kiểu mẫu cấp xã, huyện.
Hoàn thành vượt mục tiêu trước 2 năm
Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” đã thực sự trở thành phong trào có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng qua 9 năm thực hiện. Qua phong trào thi đua, ở nhiều vùng nông thôn đã khởi sắc rõ rệt ở cả các tỉnh vùng khó khăn với việc có nhiều đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hay hoàn thành như Trà Vinh, Phú Yên, Quảng Ngãi… Đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ T.Ư đến địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn, bản), sự vào cuộc tích cực của người dân.
Sau 9 năm hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và giải quyết việc làm, giảm nghèo.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM T.Ư cho biết, mục tiêu giai đoạn II (2016-2020) đã được hoàn thành sớm hơn gần 2 năm so với kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao cho. Nhiều chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, phát triển đạt ở con số kỷ lục so với trước đây: Chỉ tiêu về sản lượng lương thực, hàng hóa; chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu nông sản, hàng hóa; tỷ lệ độ che phủ rừng; thu nhập bình quân của người nông dân tăng cao; bộ mặt nông thôn được đổi mới, khang trang; mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng nhiều…
“Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trở thành phong trào có ý nghĩa nhân văn và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp dân dân. Sau hơn 9 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện”, ông Tiến nói.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM T.Ư báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình OCOP.
Đến hết tháng 9/2019, cả nước đã có 4.554 xã (51,16%) đạt chuẩn NTM, tăng 34,01% so với cuối năm 2015; Có 91/664 đơn vị cấp huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (chiếm khoảng 13,7% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 15,26 tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí. 3 tỉnh Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương và TP. Đà Nẵng đã vươn lên trở thành 4 địa phương đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó, tỉnh Đồng Nai là tỉnh đầu tiên có 100% xã và 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM).
Đặc biệt, việc triển khai Chương trình OCOP nhằm đồ bộ hóa, giải quyết nhiều tiêu chí khó trong xây dựng NTM được các địa phương nhanh chóng xây dựng phê duyệt kế hoạch, đề án triển khai thực hiện. Đến nay cả nước đã có 52 tỉnh, thành phố ban hành quyết định phê duyệt đề án, kế hoạch OCOP cấp tỉnh. Đến năm 2020, dự kiến cả nước có gần 2.500 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (mục tiêu của cả nước là 2.400 sản phẩm). Tổng nguồn lực huy động đạt gần: 8.516 tỷ đồng. Đã có 6 tỉnh đánh giá, phân hạng, công nhận cho 265 sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm 5 sao, 100 sản phẩm 4 sao, 158 sản phẩm 3 sao.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Phát động các phong trào, tiếp tục thi đua sâu rộng trên cả nước
Trong 9 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước do Bộ NN&PTNT phát động đã có nhiều đổi mới luôn bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Bộ, ngành. Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao các phong trào thi đua, đặc biệt là sự quyết liệt chỉ đạo hoạt động liên kết các khối thi đua, hầu hết các khối thi đua đều tổ chức hoạt động chặt chẽ, hiệu quả từ việc ký kết giao ước, tổ chức tham gia thực hiện và bình xét suy tôn với hoạt động chung của khối.
Các phong trào thi đua yêu nước của ngành được phát động kịp thời, phục vụ sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, tạo khí thế thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: “Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đồng tình ủng hộ, trong giai đoạn 2011-2020 công tác xây dựng NTM được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từng bước tập trung hơn và đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với đó phong trào thi đua Chung tay xây dựng NTM được các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tích cực tham gia”.
Công tác khen thưởng, động viên phong trào thi đua đã luôn được Bộ quan tâm, chú trọng. Trong 9 năm qua Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã tặng thưởng Bằng khen cho 279 tập thể, 253 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Chung tay xây dựng NTM”. Trong đó giai đoạn 2016-2020 là: 205 tập thể và 253 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ trưởng.
“Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng Bằng khen và xét trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương cho các tập thể, cá nhân có công lao đóng góp đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM”, ông Nam cho hay.
Tại Hội nghị Tổng kết này, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã trao Cờ thi đua cho 15 Vụ, Viện, Trường và 18 Sở NN&PTNT trong cả nước; trao tặng Bằng khen cho 18 tập thể Bộ, ngành, 23 tập thể Văn phòng Điều phối NTM các tỉnh, thành phố trong cả nước và 23 cá nhân xuất sắc đã có những đóng góp trong phong trào “Cả nước chung tay xây dựng NTM” thời gian qua.
Bài, ảnh: Bảo Minh
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển