Quảng Ninh lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản
Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản được đặt tại xã Tân Lập và xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh với quy mô 169,5ha; tổng mức đầu tư khoảng 829 tỷ đồng.
Nhằm từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản.
Theo Quyết định số 3851/QĐ-UBND, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản được đặt tại xã Tân Lập và xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, có quy mô 169,5ha; tổng mức đầu tư khoảng 829 tỷ đồng.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản được phân thành 2 khu gồm khu trung tâm có diện tích khoảng 23,33ha là khu hành chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và giới thiệu sản phẩm thủy sản ứng dụng công nghệ cao, phân khu trình diễn mô hình sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao; khu sản xuất thực nghiệm và thu hút doanh nghiệp có diện tích 146,17ha bao gồm khu đầu tư sản xuất sản phẩm thủy sản ứng dụng công nghệ cao, khu chức năng thu hút nhà đầu tư thứ cấp, khu xử lý nước, xử lý rác thải tập trung.
UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Công ty Cổ phần thủy sản Việt Úc triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng toàn bộ khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản, sau đó sẽ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư sản xuất.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản sẽ tập trung thực hiện hoạt động nghiên cứu ứng dụng các thành tựu về khoa học công nghệ và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản mà trọng tâm là phát triển tôm; phòng chống dịch bệnh; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như chọn tạo, sản xuất giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; trình diễn, chuyển giao nhân lực, các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong ngành công nghiệp tôm…
Theo lộ trình đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh sẽ giao cho Ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản thực hiện điều chỉnh quy hoạch, thực hiện giải phóng mặt bằng, tập trung đầu tư cơ bản cơ sở hạ tầng, đưa vào hoạt động phân khu trung tâm và phân khu sản xuất, thực nghiệm, khu đào tạo, giới thiệu công nghệ, trình diễn.
Đến năm 2025, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản sẽ được hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào vận hành ổn định; tiếp tục nghiên cứu đầu tư khu thử nghiệm để tạo ra công nghệ cao phục vụ sản xuất giống, nuôi trồng đối với đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Ninh; nhân rộng các mô hình, công nghệ đã thử nghiệm thành công…
Tỉnh Quảng Ninh với hơn 21.400ha diện tích nuôi trồng thủy sản, có thuận lợi về vùng nước mặn, lợ, ngọt và biển; có nguồn thủy hải sản phong phú.
Việc UBND tỉnh Quảng Ninh thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng phát triển, giúp tạo ra các con giống thủy sản chất lượng cao, an toàn dịch bệnh, thích ứng với điều kiện tự nhiên, nâng cao chất lượng xuất khẩu thủy sản, thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phát triển nuôi trồng, xuất khẩu thủy hải sản, qua đó tạo ra những vùng sản xuất thủy sản chuyên biệt, có chất lượng, góp phần đẩy mạnh liên kết, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân./.
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội