Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là để nhân dân hạnh phúc

Việt Tùng - 07:58 14/03/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) “Thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nâng cao chất lượng đời sống và hạnh phúc của người dân”. Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Liêu và Ba Chẽ ngày 12/3 vừa qua.

Năm 2025 Bình Liêu và Ba Chẽ sẽ không còn hộ nghèo

Theo báo cáo của Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Liêu, năm 2023, Bình Liêu được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Theo đó bộ mặt nông thôn, đô thị đổi thay rõ rệt, được đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại; môi trường, cảnh quan sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 70,52 triệu đồng (trong đó, khu vực nông thôn là 65,2 triệu đồng). Tỷ lệ người dân đô thị được sử dụng nước sạch, tỷ lệ người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, cơ bản không còn hộ nghèo theo bộ tiêu chí của quốc gia và hiện đang tập trung thực hiện công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025.

Năm 2023 huyện Bình Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là huyện đạt chuẩn NTM.

Tương tự huyện Bình Liêu, sau hơn 12 năm bền bỉ triển khai chương trình xây dựng NTM, năm 2023, Ba Chẽ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn chương trình xây dựng NTM (về đích sớm 3 năm so với kế hoạch).

Theo đó, năm 2023 tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 19,2% so với cùng kỳ (cao hơn 0,7 điểm% so với mục tiêu bình quân cả năm), thu ngân sách nội địa đạt 70,093 tỷ đồng, trong đó thuế, phí đạt 49,8 tỷ đồng, vượt 6,5% dự toán. Thu nhập bình quân đầu người đạt 72,2 triệu đồng. Toàn huyện đã trồng được 363,7ha rừng gỗ lớn; 80ha dược liệu, tăng 34% cùng kỳ.

Hiện Ba Chẽ không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 0,69%; xóa toàn bộ nhà tạm, nhà ở dột nát. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 72%. Ba Chẽ đã hoàn thành việc lập Quy hoạch vùng huyện; Quy hoạch chung các xã và thị trấn xong trước 31/3/2023; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, tại Bình Liêu và Ba Chẽ vẫn còn những vướng mắc trong vấn đề giao đất giao rừng; một số chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM, đặc biệt là ở cấp thôn còn chưa thực sự vững chắc; sức sản xuất của người dân vẫn chưa mạnh; một bộ phận cán bộ, người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Huyện Ba Chẽ  đang đẩy mạnh hạ tầng giao thông kết nối với các huyện lân cận và tỉnh Lạng Sơn, mở rộng giao thương.

Ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chúc mừng những thành quả mà huyện Bình Liêu và Ba Chẽ đã đạt được trong thời gian qua, cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý như: Phải thực sự đặt người dân vào vị trí trung tâm, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, từng bước xóa bỏ được tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tự ti, mặc cảm; củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc; nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng gắn với việc thường xuyên quan tâm củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ…

Ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng giúp huyện Bình Liêu và Ba Chẽ đến năm 2025 không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh: Trong thời gian tới 2 huyện cần phải thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nâng cao chất lượng đời sống và hạnh phúc của người dân. Cùng với đó, phát huy đúng mức vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo mục tiêu phát triển bền vững theo 4 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh. Đến năm 2025, người dân có mức thu nhập bình quân đầu người 100 triệu đồng/người/năm; phấn đấu không còn hộ nghèo theo quy định chuẩn nghèo áp dụng trên địa bàn tỉnh; giữ vững địa bàn an ninh, an toàn, không có ma túy, không tệ nạn xã hội.

Ưu tiên phát triển nông nghiệp sinh thái

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể đối với xây dựng Nông dân văn minh chính là văn minh trong sản xuất kinh tế, quản trị xã hội, tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng; hình thành thế hệ nhà nông mới với nếp sống văn hóa theo Nghị quyết 17 của BCH Đảng bộ tỉnh. Về phát triển nông nghiệp sinh thái là phát triển theo chuỗi đa giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ gìn truyền thống văn hóa, duy trì và phát triển các di sản văn hóa gắn với nông nghiệp, nông thôn để phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Đối với nông thôn hiện đại, phải gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đảm bảo gắn kết hài hòa giữ nông thôn và đô thị, công nghiệp dịch vụ với nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, kết hợp với du lịch đang là lựa chọn của huyện Bình Liêu và Ba Chẽ.

Tập trung sử dụng thật tốt nguồn vốn ngân sách, huy động các nguồn lực khác để phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội hiện đại, trong đó có giao thông, logistics, hạ tầng số, điện sinh hoạt, giáo dục, y tế, nước sạch, thông tin, văn hóa thể thao.  Lấy nhà nông chuyên nghiệp làm nòng cốt, lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu, trong việc liên kết, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chuyển đổi số. Gia tăng tỷ trọng lao động sang làm việc ở khu vực công nghiệp và dịch vụ; giữ gìn không gian văn hóa, mang đậm bản sắc vùng nông thôn truyền thống. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các chủ thể, hoàn thành đo điều tra, số hóa, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định ranh giới các loại rừng trên thực địa và ranh giới của từng chủ rừng; giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm rừng trái pháp luật, sử dụng rừng sai mục đích; chủ động phòng chống cháy rừng theo phương châm 3 trước, 4 tại chỗ. Cần quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng…

Cụ thể đối với Ba Chẽ, cần tập trung xây dựng thành trung tâm lâm nghiệp dược liệu của tỉnh, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, gắn giữa sản xuất và chế biến lâm sản. Đối với Bình Liêu, cần quan tâm phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững và thúc đẩy toàn diện du lịch, dịch vụ, thương mại biên giới, gắn với khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô, đón cơ hội mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô – Động Trung để thúc đẩy toàn diện các hoạt động kinh tế biên mậu.

Bình Liêu – Nơi đất trời giao hòa
Bình Liêu, chỉ nhắc đến thôi đã gợi cảm giác phiêu du. Ðó là tên của một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, nơi mà những cột mốc biên giới trở thành “đặc sản” với những cung đường uốn lượn đẹp đến mê hồn. Đến Bình Liêu vào cuối tháng 10, đầu tháng 11